Chủ Nhật, 23/08/2020 18:24

Lao động có kỹ năng kỹ thuật số nâng cao được trả lương cao hơn đồng nghiệp

Theo kết quả báo cáo mới của công ty tư vấn Gallup và Amazon Web Services, những người lao động ở châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có kỹ năng kỹ thuật số nâng cao có khả năng kiếm được nhiều hơn đến 65% so với những người không sử dụng kỹ năng kỹ thuật số tại nơi làm việc.

Công nghệ kỹ thuật số mang lại lợi ích lớn ở các nước kém phát triển nhấtSingapore sẽ cần thêm 1,2 triệu lao động kỹ thuật số vào năm 2025Tương lai cục diện việc làm ở 6 nền kinh tế lớn nhất ASEANILO: Cần tập trung nhiều hơn vào người lao động khi vai trò của robot tăngAPEC 2023: Tạo dựng một tương lai kiên cường và bền vững cho tất cả mọi người

Nhờ có kỹ năng kỹ thuật số nâng cao, các lao động ở châu Á - Thái Bình Dương được trả lương cao hơn, mức độ hài lòng trong công việc cũng tăng đáng kể. Ảnh minh họa: Thuthuatphanmem.vn

Trên đây là kết quả khi so sánh những người lao động có cùng trình độ học vấn và số năm kinh nghiệm làm việc được các công ty thực hiện và tổng hợp số liệu.

Trong đó, các kỹ năng kỹ thuật số nâng cao được đề cập đến là các kỹ năng trong những lĩnh vực phức tạp như phát triển phần mềm hoặc ứng dụng, trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy. Kiến trúc sư đám mây và nhà phát triển phần mềm được coi là lao động kỹ thuật số nâng cao.

Theo kết quả của báo cáo Kỹ năng số châu Á - Thái Bình Dương 2023, những người lao động có tay nghề kỹ thuật số - những người có kỹ năng nâng cao, cũng như những người có kỹ năng cơ bản hoặc trung cấp như xử lý email và văn bản đã bổ sung khoảng 4,7 nghìn tỷ USD vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của khu vực.

“Các tổ chức ở khu vực APAC sử dụng nhân viên kỹ thuật số nâng cao - chẳng hạn như nhà phát triển phần mềm hoặc kiến trúc sư đám mây - báo cáo doanh thu hàng năm ghi nhận trong năm 2021 cao hơn 150% so với các tổ chức chỉ sử dụng nhân viên kỹ thuật số cơ bản và cao hơn đến 286% so với những tổ chức chỉ sử dụng nhân viên kỹ thuật số trung cấp”, báo cáo ghi rõ.

Được biết, hơn 30.000 nhân viên và 9.000 nhà tuyển dụng tại 19 quốc gia đã tham gia cuộc khảo sát. Những người được hỏi đến từ các quốc gia bao gồm Australia, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan.

Lương cao hơn

Các phát hiện cho thấy, trung bình những người lao động kỹ thuật số có tay nghề cao hơn sẽ nhận được mức lương cao hơn 58% so với những đồng nghiệp của họ, những người hoàn toàn không sử dụng kỹ năng kỹ thuật số.

Ngay cả những lao động sử dụng các kỹ năng kỹ thuật số cơ bản, như gửi email hoặc xử lý văn bản cũng được trả cao hơn 39% so với các lao động không sử dụng bất kỳ kỹ năng kỹ thuật số nào tại nơi làm việc.

Điều này được nhìn thấy rõ ràng hơn ở Singapore và Indonesia, nơi những nhân viên sử dụng kỹ năng kỹ thuật số ở bất kỳ cấp độ nào cũng kiếm được mức lương cao hơn lần lượt là 97% và 93% so với những đồng nghiệp không sử dụng kỹ thuật số.

Gallup ước tính, 72% người lao động ở châu Á - Thái Bình Dương không sử dụng máy tính tại nơi làm việc và 83% lực lượng lao động của Ấn Độ không sử dụng kỹ năng kỹ thuật số. Đối với 28% người thực sự có sử dụng máy tính, chỉ 8% sử dụng các kỹ năng kỹ thuật số nâng cao, trong khi 14% sử dụng các kỹ năng kỹ thuật số cơ bản.

Gần một nửa số nhân viên kỹ thuật số được khảo sát cho biết, mức lương cao hơn thúc đẩy họ tìm kiếm các khóa đào tạo kỹ năng kỹ thuật số bổ sung. Những người lao động kỹ thuật số nâng cao ở Indonesia có khả năng hài lòng với công việc của họ cao gấp đôi so với những người lao động kỹ thuật số cơ bản.

Mặt khác, sự hài lòng trong công việc của những người lao động kỹ thuật số cơ bản và kỹ năng kỹ thuật số nâng cao lại gần như ngang nhau ở các quốc gia có thu nhập cao như Australia và Nhật Bản.

Thách thức trong tuyển dụng lao động có bằng cấp

Báo cáo cũng tiết lộ thêm rằng, 72% người sử dụng lao động ở châu Á - Thái Bình Dương nhận xét rằng họ cảm thấy khó khăn khi tuyển dụng lao động có tay nghề kỹ thuật số.

Điều này một phần là do các yêu cầu nghiêm ngặt về bằng cử nhân đối với những cơ hội làm việc đó.

Trong khi gần 2/3, hay 63% những người lao động có kỹ năng kỹ thuật số nâng cao nhất tuy có chứng chỉ kỹ thuật số, họ lại không có bằng cử nhân. Điều này khiến họ không đủ điều kiện để nộp đơn xin việc, mặc dù có các kỹ năng cần thiết.

AWS và Gallup cho biết, nhân viên kỹ thuật số ở châu Á - Thái Bình Dương có khả năng nắm giữ chứng chỉ kỹ thuật số cao gấp đôi so với bằng cấp.

Nhiều công ty trong khu vực nhận thức được rằng họ đang thu hẹp nhóm tuyển dụng do các yêu cầu quá khắt khe về bằng cấp và hiện họ đang nỗ lực điều chỉnh các hoạt động tuyển dụng.

Báo cáo chỉ ra rằng, đây là một bước phát triển quan trọng bởi những người lao động kỹ thuật số ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có khả năng có chứng chỉ kỹ thuật số chiếm 50%, cao gấp đôi so với khả năng họ có bằng cử nhân (27%).

“Bằng cách nới lỏng các yêu cầu về bằng cấp đối với cơ hội việc làm, các tổ chức cho phép tiếp nhận chứng chỉ đào tạo kỹ thuật số thay thế hoặc bổ sung cho bằng cấp. Điều này có thể giúp tăng gấp đôi số lượng lao động kỹ thuật số đủ điều kiện ứng tuyển cho các vai trò này”, báo cáo cho hay.

Trong một thông tin có liên quan, khoảng 38% công ty trong khu vực muốn thuê những người có bằng cấp cho các vị trí công nghệ mới, nhưng chỉ 27% nhân viên kỹ thuật số của châu Á có bằng cử nhân.

Các quốc gia trong khu vực gặp khó khăn nhất trong việc tuyển dụng nhân công kỹ thuật số có thể kể đến như Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia, thường có yêu cầu bằng cấp cho các công việc công nghệ.

Trong khi đó, các nền kinh tế tiên tiến hơn như Australia, New Zealand, Hàn Quốc và Nhật Bản có yêu cầu bằng cấp thấp hơn đối với nhân viên công nghệ, mặc dù có tỷ lệ lớn sinh viên tốt nghiệp đại học trong lực lượng lao động của họ.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương là thị trường IPO linh hoạt nhất năm 2022
Châu Á - Thái Bình Dương là thị trường IPO linh hoạt nhất năm 2022

Theo một báo cáo vừa được Công ty kiểm toán đa quốc gia Ernst & Young (EY) công bố ngày 5/1, thị trường phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ở châu Á - Thái Bình Dương là thị trường linh hoạt nhất so với các khu vực khác trong năm vừa qua, với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ hơn và cao hơn.