Thứ Năm, 21/06/2018 10:34

Đã có gần 1,7 triệu người trên thế giới tử vong vì COVID-19

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8 giờ ngày 21/12 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 77.156.255 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.699.126 ca tử vong.

Nhiều quốc gia ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 tăng đột biếnWHO: Xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại Nam PhiDu lịch nội địa ở Đông Nam Á: Cơ hội và Con đườngTổng thống Pháp vẫn ổn sau một ngày xác nhận mắc COVID-19Trung Quốc tiếp tục các chính sách hỗ trợ duy trì phục hồi kinh tế

Xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Srinagar, Ấn Độ, ngày 19/12/2020. (Nguồn: THX/TTXVN)

Số bệnh nhân bình phục hiện nay là 54.053.618 người.

Mỹ đang là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất của dịch bệnh với 18.265.060 ca nhiễm và 324.857ca tử vong. Tiếp theo là Ấn Độ với 10.056.248 ca nhiễm và 145.843 ca tử vong, Brazil với 7.238.600 ca nhiễm và 186.764  ca tử vong.

Tại châu Âu, sau khi Anh phát hiện một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có tốc độ lây lan nhanh hơn 70% so với chủng gốc, nhiều nước đã quyết định tạm ngừng hoặc hạn chế hoạt động đi lại với Anh, trong đó có Pháp, Bulgaria, Thụy Điển, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

Một số nước ở châu Á gồm Iran, Kuwait, Saudi Arabia và Israel cũng ra quyết định tương tự.

Người phát ngôn Văn phòng Thủ tướng Anh ngày 20/12 thông báo Thủ tướng Boris Johnson sẽ chủ trì một cuộc họp ứng phó khẩn cấp trong ngày 21/12 để thảo luận về việc đi lại quốc tế và vận chuyển hàng hóa qua Anh.

Đáng chú ý, ngoài Anh, Đan Mạch ghi nhận 9 ca nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2, Hà Lan đã ghi nhận 1 ca và Australia ghi nhận 1 ca nhiễm biến thể này.

Tuy nhiên, giới chức y tế Đức cho biết các loại vaccine hiện có cũng có hiệu quả phòng ngừa đối với biến thể virus tại Anh.

Trong khi đó, Hà Lan đã ghi nhận thêm 13.032 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 689.705 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Hà Lan là 10.491 ca.

Số ca nhiễm mới tại Hà Lan vẫn không ngừng tăng, bất chấp các biện pháp hạn chế mới mà chính phủ nước này áp đặt vào ngày 14/12 vừa qua, trong đó có đóng cửa các trường học và cửa hàng.

Trước tình hình này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi các nước ở châu Âu tăng cường các biện pháp đối phó với đại dịch.

Tại châu Á, Iran đã ghi nhận thêm 6.312 ca nhiễm mới, mức thấp nhất theo ngày kể từ ngày 26/10, theo đó tổng số ca nhiễm tại nước này tăng lên 1.158.384 ca.

Số ca tử vong tại quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 tại Trung Đông này tăng thêm 177 ca, nâng tổng số lên 53.625 người.

Theo Thứ trưởng Y tế Alireza Raisi, số ca nhiễm mới tại Iran đã giảm 50% mỗi ngày kể từ khi các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn được áp đặt vào ngày 21/11.

Tuy nhiên, giới chức Iran cảnh báo xu hướng đi xuống này có thể bị đảo ngược một cách dễ dàng, đồng thời khuyến cáo người dân tránh tiếp xúc quá nhiều trong dịp lễ Yalda.

Theo TTXVN/Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch
Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch

Đại dịch đã cơ bản được khống chế nhưng kí ức về nó vẫn luôn ám ảnh với mọi người. Với những người thiện nguyện lao vào tâm dịch để giúp đỡ đồng bào đó là những giây phút khó quên và nếu được chọn lại họ vẫn chọn đi theo tiếng gọi con tim, lao vào chỗ hiểm nguy để cứu người.

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.