Thứ Tư, 20/06/2018 11:08

Du lịch nội địa ở Đông Nam Á: Cơ hội và Con đường

Các quốc gia Đông Nam Á đã và đang đặc biệt thận trọng trong việc mở cửa biên giới cho du khách quốc tế trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Hậu quả có thể nhìn thấy là ngành du lịch đã sụp đổ nghiêm trọng. Hậu quả kinh tế, xã hội cũng rất nặng nề.

Để phục hồi ngành du lịch châu Á-Thái Bình DươngChâu Âu thận trọng từng bước nới lỏng biện pháp cách lyHà Nội là điểm đến du lịch bụi giá rẻ nhất châu ÁJapan Airlines tặng 50.000 vé bay nội địa miễn phí cho du khách quốc tếHà Lan: Amsterdam sẽ là điểm đến có thuế du lịch cao nhất châu Âu

Biết cách đầu tư và định hướng phát triển phù hợp, du lịch nội địa ở Đông Nam Á có nhiều cơ hội để phát triển. Ảnh minh họa: Indochina Tours Asia/Báo Nhân Dân

Đơn cử, như tại Thái Lan - quốc gia có nền du lịch đóng góp gần 18% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2019, Tổng cục Du lịch Thái Lan đã dự báo nước này chỉ chào đón 6,7 triệu du khách vào năm 2020. Con số này có thể sẽ được tăng lên đến 8 triệu người vào năm 2021. Những quốc gia khác cũng khó để chứng kiến thành quả nào khả quan hơn.

Để cứu trợ cho ngành du lịch đang “bị vùi dập”, các nước Đông Nam Á đã và đang cố gắng thúc đẩy du lịch nội địa bằng các chương trình kích thích, hỗ trợ, thỏa thuận du lịch và thúc đẩy sự quay trở lại của du khách quốc tế.

Điều này được minh chứng rõ nhất khi vào tháng 5/2020, Chính phủ Việt Nam phát động chiến dịch “Người Việt đi du lịch Việt”, khuyến khích người dân địa phương khám phá đất nước với giá vé giảm và tăng chuyến bay nội địa và quảng bá du lịch nội địa dựa trên xu hướng hiện có.

Tái định hướng dịch vụ

Nhiều doanh nghiệp có truyền thống tập trung vào du khách nước ngoài đã và đang phải định hướng lại cơ cấu của mình để phục vụ thị trường trong nước. Điều này thường đòi hỏi phải đầu tư vào các sản phẩm và dịch vụ mới, nhắm mục tiêu vào các phân khúc nội địa hiện có, hoặc khám phá hay thậm chí là phát triển những phân khúc mới hơn. Ví dụ, ở Campuchia, nhu cầu du lịch mạo hiểm của dân số trẻ nước này đang ngày càng tăng cao và được khuếch đại bởi mạng xã hội. Tương tự, ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, chiến dịch “Lao Thiao Lao” về du lịch nội địa cũng nhắm đến dân số trẻ của nước này và quảng bá những điểm du lịch tự nhiên để du khách khám phá. Có thể nói những khoản đầu tư này có thể đem lại lợi ích khi khách du lịch quốc tế quay trở lại với những thói quen và sở thích đã thay đổi hậu đại dịch.

Xác định dòng khách mới

Một nhóm đối tượng thú vị khác thường bị bỏ quên là người dân xa xứ. Đây là người dân định cư ở nước ngoài. Với mức thu nhập đủ, kèm với đó là có niềm yêu thích khám phá, quan tâm đến nền văn hóa sở tại, người nước ngoài cư trú dài hạn ở một nước có thể được xem là một thị trường béo bở. Tuy nhiên, bất kỳ gói ưu đãi nào cũng phải đáp ứng được sở thích, lối sống và giá trị của họ. Thay vì tái tạo các gói du lịch trong nước, các nước có thể triển khai chương trình khám phá món ăn đường phố, trải nghiệm thư giãn, spa, sức khỏe...

Phát triển du lịch nông thôn

Trong bối cảnh hiện nay, đại dịch cũng thúc đẩy nhu cầu đối với du lịch nông thôn và du lịch dựa vào thiên nhiên, nhất là khi mọi người tìm cách phục hồi tâm lý và thể chất sau đại dịch, các hạn chế và lệnh phong tỏa. Một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy khách du lịch nội địa ở Hàn Quốc và Thái Lan có xu hướng khám phá những khu vực mới, ít dân cư hơn so với các đô thị và thành phố.

Ở nhiều quốc gia, du lịch nội địa hoàn toàn có thể phát triển xa hơn nữa, đặc biệt là du lịch nông nghiệp, du lịch ẩm thực và du lịch chăm sóc sức khỏe. Nhìn chung, du lịch nông thôn cũng có thể đóng góp vào các chiến lược đa dạng hóa điểm đến và có tiềm năng đáng kể để góp phần cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa. Nhận ra tầm quan trọng trong cơ hội đối với du lịch nông thôn, Tổng cục Du lịch Thái Lan gần đây đã thúc đẩy nhiều phương án, với một khoản đầu tư lớn để hỗ trợ cho các cộng đồng địa phương.

Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và các công ty khởi nghiệp

Khi khách du lịch yêu cầu nhiều hơn đối với các điểm đến quy mô nhỏ và điểm đến du lịch cộng đồng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) sẽ trở nên quan trọng hơn trong việc xây dựng khả năng phục hồi lâu dài và bền vững trong du lịch. Lúc này, chính phủ và các cơ quan chức năng nên hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại trong thời kỳ khó khăn này và hỗ trợ quá trình chuyển đổi. Những biện pháp can thiệp của chính phủ có thể bao gồm giảm thuế, hỗ trợ tiền mặt - những yếu tố quan trọng và cần thiết cho các doanh nghiệp SME để tiếp tục kinh doanh.

Đại dịch đã mang lại sự sáng tạo tuyệt vời trong hai lĩnh vực du lịch và giải trí. Các doanh nghiệp mới thành lập đã và đang bùng nổ trong khu vực. Điều này được nhìn thấy rõ nhất khi ở Thái Lan, các quán cà phê bắt đầu cung cấp trải nghiệm ăn uống trên máy bay giả để mang lại cảm giác cho những người “nhớ các hành trình di chuyển trên không”. Hỗ trợ cho những nỗ lực này có thể rất quan trọng và cần thiết để thúc đẩy và tái sinh nền kinh tế trong nước, các chuyên gia cho hay.

Có thể nói, đã đến lúc sử dụng đại dịch COVID-19 như một sự tái thiết và tìm lại sự cân bằng tốt hơn giữa du lịch trong nước và du lịch quốc tế. Từ đó tạo điều kiện để chúng bổ sung cho nhau, hướng đến một ngành du lịch phát triển nhanh, mạnh mẽ và bền vững. Du lịch trong nước giúp nâng cao sự tôn trọng dành cho môi trường, thu hút người trẻ tuổi đăng ký làm việc trong ngành, cũng như thu hút doanh nhân và các nhà đầu tư.

Mặc dù vẫn phải thừa nhận rằng du lịch nội địa không thể lấp đầy khoảng trống do không có thu nhập từ luồng khách nước ngoài, song điều quan trọng là phải khám phá đầy đủ tiềm năng của du lịch nội địa đối với sinh kế, đồng thời tạo niềm tin cho người dân địa phương trong việc đầu tư vào lĩnh vực này. Các quốc gia hoàn toàn có thể sử dụng thời gian tạm ngưng hoạt động do dịch này để cải thiện cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như sân bay, hệ thống đường bộ và các cơ sở du lịch, cũng như triển khai phương án và biện pháp bền vững hơn.

Trong lịch sử, các cuộc khủng hoảng đã làm lung lay những thể chế hiện có và các cấu trúc hiện hành. Song con người vẫn luôn hy vọng đại dịch có thể điều hướng đến một ngành du lịch bền vững hơn cả ở trong nước và quốc tế.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Các đối tác chính của Apple lên kế hoạch mở rộng sang thị trường Đông Nam Á vào năm 2023
Các đối tác chính của Apple lên kế hoạch mở rộng sang thị trường Đông Nam Á vào năm 2023

Các đối tác của Apple là Foxconn Technology Group và Pegatron Corp đã đưa Đông Nam Á vào kế hoạch mở rộng của hãng đến năm 2023, qua đó đánh dấu một bước tiến cho thấy các nhà sản xuất điện tử theo hợp đồng lớn trên toàn cầu sẽ tiếp tục bổ sung năng lực sản xuất ngoài Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro địa chính trị và kinh tế.

Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc
Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc

Một tuần sau khi mở cửa hôm 8-1, dịch COVID-19 ở Trung Quốc vẫn là tâm điểm của thế giới sau khi nước này bất ngờ công bố số ca tử vong chính thức do dịch bệnh này trong vòng một tháng qua là 59.938 người.

Trung Quốc Không để đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến quan hệ giữa các quốc gia
Trung Quốc: Không để đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến quan hệ giữa các quốc gia

Trung Quốc tuyên bố nước này tin rằng đối với tất cả các quốc gia, các biện pháp ứng phó với COVID-19 cần dựa trên cơ sở khoa học và điều phối khéo léo, cân xứng mà không ảnh hưởng đến giao lưu và hợp tác thường xuyên giữa người với người, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết.