Chủ Nhật, 28/06/2020 15:22

Đầu tư bất động sản châu Á - Thái Bình Dương năm 2023 dự kiến giảm đến 10%

Đầu tư bất động sản ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự báo sẽ giảm từ 5 - 10% vào năm 2023, sau mức giảm mạnh 25% trong năm nay, trong bối cảnh môi trường kinh tế bất ổn đang đè nặng lên tâm lý, Tờ The Jakarta Post ngày hôm nay (28/12) đưa tin.

WHO kỳ vọng năm 2023 khởi sắc, nêu 5 nhiệm vụ ưu tiênẤn Độ dự báo trở thành nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới trong năm 2023UNCTAD: Thương mại toàn cầu giảm tốc trong nửa cuối năm 2022, có nguy cơ kéo sang năm 2023

Những tòa nhà cao tầng nằm trong một khu trung tâm tài chính ở Singapore. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, Tờ The Jakarta Post đã trích dẫn một nghiên cứu mới từ Công ty tư vấn bất động sản JLL cho hay, bất động sản nghỉ dưỡng sẽ là tài sản bất động sản duy nhất có khả năng chứng kiến sự tăng trưởng ổn định trong năm tới, khi dòng vốn đổ vào các khách sạn dự kiến tăng khoảng 6%, mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm lại so với mức tăng trưởng 10 - 15% được ghi nhận trong năm nay. Có được điều này là nhờ quyết định mở cửa trở lại biên giới ở nhiều quốc gia châu Á - Thái Bình Dương.

Cũng theo ước tính của Công ty JLL, các nhà đầu tư bất động sản sẽ tìm đến các lĩnh vực được hưởng lợi từ cơ cấu thuận lợi và lợi nhuận tiềm năng cao hơn, chẳng hạn như các trung tâm dữ liệu, hậu cần và một loạt các dự án xanh tại những thị trường mới nổi, bao gồm Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á.

Trong khi đó, Nhật Bản được dự báo sẽ trở thành điểm đến đầu tư bất động sản hấp dẫn nhất, trong bối cảnh đồng yen yếu đi, cùng với lãi suất thấp của quốc gia này. Ngoài ra, vị trí của Singapore như một nơi trú ẩn an toàn, và các nguyên tắc cơ bản về bất động sản của quốc gia này sẽ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư; bên cạnh đó, Australia có thể sẽ thu hút những nhà đầu tư cốt lõi nhờ các khuôn khổ minh bạch…

Trong một nhận định liên quan, Giám đốc nghiên cứu của JLL tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ông Roddy Allan cho biết, sự lạc quan đã dần nhường chỗ cho sự thận trọng trong bối cảnh những lo ngại về lạm phát, lãi suất và địa chính trị.

“Mặc dù khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể sẽ hoạt động tốt hơn nhờ nhu cầu nội địa linh hoạt hơn, khu vực này sẽ không tránh khỏi những thách thức lớn hơn. Do đó, sẽ có những áp lực gia tăng đối với các nhà hoạch định chính sách trong việc cân bằng một cách tinh tế các biện pháp hỗ trợ, khi sự không chắc chắn vẫn tiếp diễn”, ông Roddy Allan giải thích trong một thông cáo báo chí được công bố cùng ngày 28/12.

Mặt khác, triển vọng chung đối với bất động sản châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2023 vẫn chưa rõ ràng, bởi sự không chắc chắn vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên, trong khi triển vọng ngắn hạn có vẻ đầy thách thức, thì tình hình cũng cho thấy nhiều cơ hội. Theo đó, ông Roddy Allan lưu ý: “Sự gián đoạn đối với nền kinh tế sẽ tương đối ngắn và không sâu sắc, những người tham gia thị trường cần cân nhắc vượt ra ngoài giai đoạn này, nhằm tận dụng các cơ hội ở phía trước”.

Lê Thảo (Lược dịch từ The Jakarta Post)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp tục tìm kiếm mộ liệt sĩ Mai Thế Diềm
Tiếp tục tìm kiếm mộ liệt sĩ Mai Thế Diềm

Chiều 24/02, Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam đã phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh tiến hành trao đổi thông tin và tìm kiếm mộ liệt sĩ Mai Thế Diềm. Trung tướng Hoàng Khánh Hưng – Chủ tịch Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam chủ trì buổi làm việc.

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.