Thứ Hai, 08/07/2019 08:25

Để sống chung với COVID-19, cần lên kế hoạch vô cùng lâu dài

Hai năm kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, phần lớn châu Âu vẫn đang nín thở, hi vọng biến thể Omicron ít độc lực hơn các biến thể trước, để ngay cả khi ghi nhận số ca nhiễm cao kỷ lục thì tỷ lệ tử vong và nhập viện cũng sẽ không cao như những đợt dịch trước.

Đức có kế hoạch tiêm chủng bắt buộc đối với một số ngành nghềHàn Quốc thực hiện bước đầu tiên hướng tới “sống chung với COVID-19”Pháp khuyến cáo tiêm phòng cúm song song với chủng ngừa COVID-19Thách thức đối với chuỗi cung ứng toàn cầu khi châu Á chứng kiến làn sóng lây nhiễm COVID-19 mớiSáng tạo để đối phó, sống chung với đại dịch

Cần lập kế hoạch lâu dài để sống chung với đại dịch COVID-19 an toàn và hiệu quả. Ảnh minh họa: Baochinhphu.vn

Tình hình đại dịch cũng tương tự với Mỹ, khi Omicron lan rộng như “cháy rừng”. Các nhà lãnh đạo dường như không chắc chắn về việc những hạn chế nào sẽ được áp dụng và hiện chính phủ Mỹ cũng đang cố gắng triển khai mọi biện pháp, từ kiểm dịch đến hỗ trợ các biện pháp nhằm giải quyết tình hình gián đoạn kinh tế mới.

Biến thể Omicron giống như mọi biến thể đã xuất hiện trước đó, tức đến mà không báo trước cụ thể. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các đột biến là một kết quả có thể đoán trước của việc số ca nhiễm lây lan mà thế giới không thể ngăn chặn.

Bên cạnh đó, chiến lược “Zero COVID” không phát huy hiệu quả, vì chính sách này chưa được triển khai ở một số lượng quốc gia cần thiết.

Đối với nhiều quốc gia, điều cần thiết lúc này là thiết lập một kế hoạch sống chung với đại dịch một cách hiệu quả và lâu dài.

Cụ thể, ưu tiên của thời điểm hiện tại là xử lý thực tế rằng COVID-19 vẫn sẽ tồn tại. Bên cạnh biến thể Omicron, rủi ro về một biến thể khác, có khả năng gây chết người cao hơn, là không thể kiểm soát được.

Một trật tự hoàn toàn mới là điều cấp thiết. Trong trường hợp các “làn song” về biến thể của COVID-19, hoặc các mầm bệnh mới có khả năng tấn công con người thường xuyên xuất hiện, chúng ta cần một hệ thống ứng phó khẩn cấp được tuân thủ theo luật và thực tiễn.

Mọi người cần biết rằng, các phản ứng khẩn cấp được lên kế hoạch trước sẽ nêu rõ 3 điều: Đầu tiên, một tập hợp các quy tắc về hành vi, chẳng hạn như bắt buộc đeo khẩu trang, giãn cách, làm việc từ xa và xét nghiệm.

Thứ hai, chấm dứt các hành động thúc đẩy sự lây lan, thường là tiếp xúc trực tiếp. Điều này có thể được tùy chỉnh, tùy theo khả năng miễn dịch của từng quốc gia.

Thứ ba, chuẩn bị hỗ trợ kinh tế cho các hoạt động bị ảnh hưởng bởi các biện pháp chống dịch khẩn cấp, bao gồm cả các khoản hỗ trợ và trợ cấp.

Về lợi ích, thứ nhất, thiệt hại có thể giảm thiểu, nếu các doanh nghiệp biết chính xác những hạn chế và chương trình hỗ trợ nào sẽ được triển khai áp dụng khi trường hợp khẩn cấp về đại dịch xảy ra....

Thứ hai, lập kế hoạch trước sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc ra quyết định của chính phủ, như tránh sai sót khi quyết định vội vàng.

Thứ ba, hai lợi thế trước đó sẽ làm giảm chi phí chính trị của việc hành động sớm. Giới chuyên gia cho rằng, sự chần chừ là một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất của chúng ta.

Nhìn chung, lập kế hoạch cho một đại dịch lâu dài, thay vì giả vờ là nó không tồn tại là cách để học được rằng việc sống chung với đại dịch COVID-19 mang lại ý nghĩa như thế nào.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo
Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Chiều 22/2, Công ty Bảo hiểm PVI Huế và các đối tác hỗ trợ đã trao 60 triệu đồng kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình bà Nguyễn Thị Dần, trú tại thôn Chính An, xã Phong Chương, huyện Phong Điền.

Timor Leste gia nhập ASEAN có thể giúp thúc đẩy tự do
Timor Leste gia nhập ASEAN có thể giúp thúc đẩy tự do

Việc Timor Leste trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm nay. Điều này được nhận định có khả năng sẽ giúp Indonesia thúc đẩy chương trình nghị sự ngoại giao vì hòa bình và dân chủ.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.