Thứ Hai, 11/02/2019 08:55

Dịch COVID-19: Đức ngừng xét nghiệm miễn phí từ tháng 10 tới

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ hiến các bang ở nước này ngày 10/8 đã tiến hành hội nghị trực tuyến để thảo luận về các biện pháp tiếp theo ứng phó với đại dịch COVID-19 cũng như việc lập quỹ tái thiết sau thảm họa lũ lụt ở vùng Tây Đức.

Liên Hiệp quốc kêu gọi các nước ưu tiên mở cửa lại trường họcThủ tướng Đức: Ưu tiên trong quan hệ Anh-EU là vấn đề Bắc IrelandCác bang Đức tặng hàng trăm nghìn bộ xét nghiệm COVID-19 cho Việt NamMỹ mở cửa nền kinh tế, vượt lên nỗi đau hơn 600.000 người chết do COVID-19Vesak: Các nước tăng cường tình hữu nghị, hòa bình, phát triển

Người dân di chuyển trên đường phố tại Berlin, Đức. (Ảnh: THX/TTXVN)

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ hiến các bang ở nước này ngày 10/8 đã tiến hành hội nghị trực tuyến để thảo luận về các biện pháp tiếp theo ứng phó với đại dịch COVID-19 cũng như việc lập quỹ tái thiết sau thảm họa lũ lụt ở vùng Tây Đức.

Phóng viên TTXVN tại Đức dẫn kết quả hội nghị cho biết, từ ngày 11/10 tới, Đức sẽ chấm dứt việc chi trả cho các xét nghiệm nhanh sàng lọc người nhiễm COVID-19.

Những người chưa tiêm chủng sẽ phải tự trả tiền khi làm xét nghiệm nếu họ muốn tham gia các hoạt động cộng đồng, ngoại trừ những người không được khuyến nghị tiêm chủng hoặc không thể tiêm chủng vì lý do sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai, trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi.

Mục đích chính của biện pháp này là khuyến khích những người còn chần chừ tích cực tham gia vào chiến dịch tiêm chủng. Những người chưa được tiêm hoặc đã khỏi bệnh cần có kết quả xét nghiệm âm tính khi tham dự một số sự kiện trong không gian kín, như trong nhà hàng hoặc rạp chiếu phim.

Xét nghiệm được chấp nhận bao gồm các xét nghiệm kháng nguyên nhanh không quá 24 giờ hoặc xét nghiệm PCR không quá 48 giờ. Giá các xét nghiệm nhanh do các trung tâm xét nghiệm quy định, trước đây khoảng từ 20-30 euro/lần.

Bên cạnh đó, hội nghị cũng thống nhất về việc tiếp tục áp dụng các quy định hiện hành như giữ khoảng cách, giữ vệ sinh dịch tễ và đeo khẩu trang ở một số khu vực nhất định như trong các cửa hàng, siêu thị, trên xe buýt hay tàu hỏa.

Theo thông báo ngày 10/8, Bộ trưởng Y tế liên bang Đức Jens Spahn cho biết việc tiêm chủng cho trẻ em và thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên sẽ tiếp tục được thực hiện.

Tới ngày 10/8 đã có trên 1 triệu người trong nhóm tuổi từ 12-17 được tiêm chủng ít nhất một mũi, tương đương 22,5% số người ở nhóm tuổi này.

Theo ông Spahn, Đức đã có đủ vaccine để tiêm chủng cho mọi lứa tuổi. Chính phủ liên bang và chính quyền các bang trước đó cũng thông báo đề nghị các bang thực hiện tiêm chủng cho trẻ khi năm học mới bắt đầu và các trung tâm tiêm chủng cũng như các cơ sở y tế đã sẵn sàng cho việc này.

Cho tới nay, Uỷ ban Tiêm chủng thường trực của Đức (STIKO) mới chỉ khuyến nghị tiêm chủng cho những trẻ có rủi ro cao nếu mắc COVID-19, như trẻ có bệnh nền. Các trẻ khác từ 12 tuổi vẫn có thể tiêm, tuỳ theo quyết định cá nhân của trẻ và cha mẹ chúng.

Liên quan quỹ tái thiết sau thảm họa thiên tai ở Tây Đức, hội nghị đã nhất trí thiết lập một quỹ trị giá 30 tỷ euro. Dự kiến, Quốc hội liên bang sẽ thảo luận để thông qua gói cứu trợ vào ngày 25/8 này.

Trước đó, Thủ hiến bang Nordrhein-Westfalen Armin Laschet đã ước tính quỹ tái thiết sẽ vào khoảng từ 20-30 tỷ euro. Riêng thiệt hại tại bang đông dân nhất nước Đức này lên tới 13 tỷ euro.

Về số nạn nhân do lũ lụt, tại hai bang Nordrhein-Westfalen và Rheinland-Pfalz có trên 180 người thiệt mạng, trong đó có 47 người ở bang Nordrhein-Westfalen.

Bộ Môi trường bang Nordrhein-Westfalen kêu gọi cần có một hệ thống dự báo lũ lụt đối với tất cả các nhánh sông nhỏ ở bang này.

Theo TTXVN/Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch
Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch

Đại dịch đã cơ bản được khống chế nhưng kí ức về nó vẫn luôn ám ảnh với mọi người. Với những người thiện nguyện lao vào tâm dịch để giúp đỡ đồng bào đó là những giây phút khó quên và nếu được chọn lại họ vẫn chọn đi theo tiếng gọi con tim, lao vào chỗ hiểm nguy để cứu người.