Thứ Ba, 15/01/2019 09:59

Dịch COVID-19 ở Đông Nam Á tác động đến chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Nhật Bản

Theo tin từ Kyodo News, sự gia tăng đột biến các ca nhiễm COVID-19 ở Đông Nam Á, nhất là ở các nước như Malaysia và Indonesia, đã bắt đầu ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của các công ty Nhật Bản, và khả năng việc sản xuất trong khu vực này bị gián đoạn ngày càng tiến gần tới nguy cơ thành hiện thực.

Thách thức đối với chuỗi cung ứng toàn cầu khi châu Á chứng kiến làn sóng lây nhiễm COVID-19 mớiĐiều hướng xây dựng chuỗi cung ứng châu Á hậu đại dịch COVID-19

Chuỗi cung ứng của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tại Đông Nam Á bị tác động mạnh bởi sự bùng phát dịch COVID-19. Ảnh minh hoạ: NAR/Vietnamnet

Tại Malaysia, nơi đã bắt đầu áp đặt các biện pháp phong toả từ ngày 1/6, các nhà máy thuộc Tập đoàn ô tô Toyota và Công ty ô tô Honda vẫn đang đóng cửa, phần lớn do các quy định hạn chế khiến số công nhân làm việc ở nhà máy được báo cáo chỉ ở mức 10% hoặc ít hơn.

Được biết, các biện pháp phong toả ở Malaysia đã được gia hạn 2 lần, với những hạn chế nghiêm ngặt hơn được áp dụng từ ngày 5/7 đối với khu vực thủ đô Manila, nơi tập trung các công ty Nhật Bản đang hoạt động tại nước này.

Mitsui Mining & Smelting Co., công ty sản xuất vật liệu điện thoại thông minh của Nhật Bản tại Malaysia, đã thông báo ngừng sản xuất vào ngày 5/7. Mặc dù Chính phủ Malaysia đã cho phép ngành công nghiệp điện tử hoạt động trở lại, nhưng công ty cho biết hoạt động sản xuất sẽ không thể trở lại mức trước đó cho đến khoảng nửa cuối tháng 7 - đầu tháng 8.

Các công ty Nhật Bản tại Indonesia cũng bị ảnh hưởng nặng nề, khi số ca nhiễm mới hàng ngày tại quốc gia này đã vượt mốc 40.000 ca hôm 12/4. Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) cho thấy, các nhà sản xuất đều phải đối mặt với sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 và ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Một công ty cho biết 18% lực lượng lao động của họ đã nhiễm COVID-19, gây ảnh hưởng cho hoạt động sản xuất.

Cũng vì cảm thấy khó hoạt động hết công suất do những hạn chế đối với việc di chuyển của người dân, nhiều công ty Nhật Bản hoạt động tại Indonesia đang cân nhắc việc đưa những người Nhật đang làm việc tại đây về nước.

Theo phân tích của đại diện một nhà sản xuất ô tô Nhật Bản có trụ sở tại Đông Nam Á, sự khác biệt giữa đại dịch COVID-19 và thảm họa thiên nhiên nằm ở chỗ, đại dịch này có tác động lâu dài đến chuỗi cung ứng và tấn công đồng thời nhiều khu vực cùng một lúc. Ông cũng cho rằng rất khó để đưa ra  hững dự báo ngắn hạn trong vòng 1 năm đối với khu vực Đông Nam Á.

Thái Lan, vốn được coi là trụ cột trong mạng lưới sản xuất của các công ty Nhật Bản trong khu vực, đã áp đặt lệnh giới nghiêm đối với khu vực Bangkok kể từ ngày 12/7. May mắn thay, các quy định hiện tại vẫn chưa đi kèm với những hạn chế nghiêm ngặt đối với các hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, tác động của lệnh giới nghiêm dự kiến ​​sẽ được hạn chế, một công ty điện tử Nhật Bản tại Thái Lan kỳ vọng.

Trong khi đó, Việt Nam, quốc gia đã được ca ngợi trong việc ngăn chặn thành công làn sóng đại dịch hồi năm ngoái, đang đối mặt với sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 tại thành phố lớn nhất nước là Thành phố Hồ Chí Minh.

Với bối cảnh hiện tại, ông Kitami, một nhà nghiên cứu tại JETRO Bangkok, cảnh báo rằng nếu đại dịch COVID-19 tiếp tục lây lan ở các nước khác, có khả năng các quy định nghiêm ngặt như của Malaysia có thể sẽ được áp dụng, và “điều đó có thể làm suy giảm ý muốn đầu tư” của các doanh nghiệp.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Kyodo News)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức
Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức

Chiều 23/2, tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ phối hợp với HueIC tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn CHLB Đức tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 16 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các giảng viên chuyên ngành Cơ điện tử tại HueIC.