Thứ Năm, 24/01/2019 10:01

Du lịch toàn cầu vẫn còn khó

Bất chấp “những đám mây đen” của đại dịch COVID-19 vẫn đang bao trùm lên thế giới, vào thời gian mùa hè như hiện nay, nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng cả ở trong nước và quốc tế đều được nhận định sẽ sớm tăng lên nhanh chóng.

Kinh tế toàn cầu thiệt hại 4 nghìn tỷ USD do ảnh hưởng của đại dịch lên ngành du lịchPhục hồi ngành du lịch hàng không toàn cầu vào năm 2023 “là hợp lý”Moody’s: Triển vọng ngành hàng không toàn cầu dần khởi sắcDù có vaccine, ngành hàng không toàn cầu vẫn chưa trở lại mức năm 2019ICAO: Lưu lượng hàng không toàn cầu giảm 60% trong năm 2020

Du lịch toàn cầu chịu nhiều thiệt hại gây nên do dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Reuters/VTV.vn

Tuy nhiên, sự sụp đổ của du lịch quốc tế vào năm 2020, với mức giảm 74% ghi nhận trong thời gian này hiện vẫn chưa phục hồi. Theo báo cáo mới của Liên Hiệp quốc, đến nay, năm 2021 vẫn nhìn thấy tình hình không mấy khả quan hơn đối với hầu hết các điểm đến, nhất là khi mức giảm trung bình toàn cầu chạm ngưỡng 88% so với giai đoạn tiền đại dịch.

Vấn đề ngày càng nghiêm trọng hơn, nhất là khi đại dịch vẫn đang hoành hành trên khắp các khu vực của thế giới. Cụ thể, hơn 4 triệu ca tử vong đã được ghi nhận và con số này hiện vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Tổng thư ký Liên Hiệp quốc Antonio Guterres chia sẻ: “Vaccine mang lại một tia hi vọng, nhưng phần lớn thế giới vẫn đang nằm trong bóng tối. Virus đang vượt trội hơn so với mức độ phân phối vaccine. Đại dịch này rõ ràng là còn lâu mới kết thúc”.

Trong một diễn biến liên quan đến du lịch, nội dung báo cáo mới của Hội nghị Liên Hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) về “COVID-19 và du lịch” cảnh báo, vaccine là một phần quan trọng của giải pháp, mặc dù không có độ chắc chắn đáng kể”.

Rõ ràng việc tiêm chủng đã hỗ trợ làm giảm sự lây lan của đại dịch, đặc biệt ở Mỹ, Israel và Tây Âu. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt vaccine, sự lộn xộn còn tồn tại trong khâu phân phối và nhiều vấn đề khác vẫn đang gây khó khăn cho một số quốc gia như Brazil, Ấn Độ và Nam Phi.

Hơn nữa, nhưng hạn chế du lịch thay đổi liên tục đã và đang làm giảm lợi ích và sự thu hút của nhiều điểm đến.

Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) báo cáo rằng, các điểm đến quốc tế quan trọng như Thái Lan đã chứng kiến lượng khách giảm 83%, Indonesia 74%, Thổ Nhĩ Kỳ 73% và Jamaica 67%... Không cần phải giải thích quá nhiều, hoàn toàn có thể thấy rằng du lịch đã tạo nên động lực kinh tế quan trọng của nhiều nước trên toàn thế giới.

UNWTO báo cáo rằng, cho đến năm 2023 hoặc muộn hơn, các chuyên gia du lịch nhận định sẽ không thấy “sự trở lại của số lượt khách du lịch cao như giai đoạn tiền COVID-19”. Trên thực tế, gần một nửa trong số những người được hỏi nhận định rằng du lịch có thể tăng trưởng và phát triển trở lại về mức của năm 2019 vào năm 2024. Nhóm các chuyên gia cũng cho biết thêm rằng măc dù du lịch trong nước vẫn tăng lên, song tình hình sẽ khó cải thiện và giúp ích được nhiều cho các quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào du lịch quốc tế.

Về một kịch bản lạc quan hơn, nhóm chuyên gia dự đoán lượng du lịch sẽ giảm 63%. Dựa trên mô hình này, mức suy giảm về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chẳng hạn ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ rơi vào khoảng 6,3%; Ireland 4%; Pháp 2,3%, Hàn Quốc 2,7% và Mỹ 1,5%.

Nhìn chung, doanh thu từ khách du lịch trên thế giới giảm 1 nghìn tỷ USD, dẫn đến hệ số âm cũng được ghi nhận cho các lĩnh vực khác như nông nghiệp và xây dựng, tạo ra khoản thiệt hại 2,5 nghìn tỷ USD trong GDP.

Đan Lê (Lược dịch từ Jakarta Post)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc
Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc

Một tuần sau khi mở cửa hôm 8-1, dịch COVID-19 ở Trung Quốc vẫn là tâm điểm của thế giới sau khi nước này bất ngờ công bố số ca tử vong chính thức do dịch bệnh này trong vòng một tháng qua là 59.938 người.