Thứ Năm, 04/01/2018 15:28

Đức sẽ loại bỏ hoàn toàn điện than vào năm 2038

Bundestag và Bundesrat – Hạ viện và Thượng viện Đức vừa thông qua dự luật mới yêu cầu loại bỏ việc sản xuất và sử dụng nhiệt điện than ở đất nước này trong vòng 2 thập kỷ tới. Động thái được xem là một phần của kế hoạch giảm lượng khí thải Carbon.

Pháp: Năng lượng tái tạo, hạt nhân hỗ trợ mục tiêu cắt giảm CO2LHQ hoan nghênh đoàn VĐV tị nạn tranh tài tại Olympic 2016Indonesia: Hàng nghìn người sơ tán sau động đất mạnh 7,1 độTân Chủ tịch EC ưu tiên chống biến đổi khí hậu và châu PhiHãng hàng không Qantas cam kết giảm khí thải Carbon, chống lại biến đổi khí hậu

Đức sẽ loại bỏ hoàn toàn điện than vào năm 2038. Ảnh minh họa: Vnexpress

“Thời đại hóa thạch của Đức đã đi đến hồi kết với quyết định này. Việc thông qua dự luật mới được xem là thành công lớn về chính trị cho tất cả những ai quan tâm đến một tương lai thân thiện với môi trường và khí hậu của con cháu chúng ta”, Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức Peter Altmaier khẳng định.

Theo đó, việc thiết lập lộ trình cho việc giảm phát thải dần dần sẽ chính thức hoàn thành muộn nhất là vào năm 2038, và mục tiêu thứ hai là chú ý nhiều hơn đối với các nền kinh tế khu vực sẽ chịu ảnh hưởng lớn trong giai đoạn thực hiện kế hoạch này.

Các khu vực sản xuất than đá với nhiều mỏ than và nhà máy nhiệt điện than ở các bang North Rhine-Westphalia, Saxony, Saxony-anhalt và Brandenburg sẽ được hỗ trợ 40 tỷ Euro (45 tỷ USD) để hỗ trợ giải quyết tác động. Các nguồn quỹ của chính phủ Đức cũng dự kiến sẽ hướng tới tái cấu trúc nền kinh tế khu vực, tái đào tạo đồi ngũ lao động và mở rộng cơ sở hạ tầng địa phương.

Bồi thường tài chính cũng sẽ được chuẩn bị để giúp các nhà máy khai thác than giải quyết thách thức phải đối mặt trong giai đoạn đầu.

Tuy nhiên, không phải ai cũng nhất trí rằng các biện pháp này là đủ để giảm thiểu biến đổi khí hậu. Thêm vào đó, các nhà hoạt động bảo vệ môi trường kêu gọi chính phủ Đức đẩy mạnh hoàn thành kế hoạch loại bỏ sản xuất và sử dụng than đá vào cuối năm 2030.

Đây là một vấn đề quan trọng cần giải quyết khẩn cấp, nhất là khi vào đầu năm nay, một cuộc khảo sát được DeustchlandTrend thực hiện chỉ ra rằng có đến 27% những người được hỏi tin rằng biến đổi khí hậu là vấn đề cấp bách nhất mà đất nước phải đối mặt, chỉ sau người tị nạn và chính sách nhập cư.

Trong một diễn biến khác, Đức đang tìm cách thiết lập một nền kinh tế trung hòa Carbon vào năm 2050, Ủy ban châu Âu (EC) cũng thúc đẩy các kế hoạch tương tự cho Liên minh châu Âu (EU).

Đan Lê (Lược dịch từ Dw News)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.