Thứ Năm, 11/05/2017 14:50

Hãng hàng không Qantas cam kết giảm khí thải Carbon, chống lại biến đổi khí hậu

Vào ngày 11/11, hãng hàng không Qantas (Australia) cam kết đến năm 2025 sẽ cắt giảm hoàn toàn lượng khí thải Carbon thải ra trong quá trình hoạt động của mình như một cách để chống lại biến đổi khí hậu.

New Zealand thông qua luật “Zero Carbon” vào năm 2050Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậuNước biển dâng sẽ xóa sổ nhiều thành phố hơn vào năm 2050Các nước tài trợ 9,8 tỷ USD cho quỹ khí hậu toàn cầuBiến đổi khí hậu trở thành mối quan tâm cấp bách của toàn nhân loạiMỹ kiên quyết rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

Máy bay của hãng hàng không Qantas (Australia). Ảnh: Người lao động

“Chúng tôi làm như vậy vì đây là nhiệm vụ cần thiết cần phải được triển khai”, Giám đốc điều hành của Qantas Alan Joyce khẳng định trong một tuyên bố khi vị lãnh đạo cho rằng những mối quan tâm, lo ngại về biến đổi khí hậu “là có thật”.

Hãng hàng không quốc gia của Australia này cho biết hiện đang tìm cách cắt giảm lượng thải ròng xuống mức 2020, đồng thời Qantas cũng sẽ đầu tư 50 triệu AUD (34,3 triệu USD) trong vòng 10 năm tới để phát triển nhiên liệu bền vững.

Được biết, hiện Qantas đang thử nghiệm một chuyến bay từ Los Angeles đến Melbourne chạy bằng nhiên liệu sinh học làm từ hạt mù tạt.

Nếu biện pháp này được đưa vào sử dụng rộng rãi, nó có thể giảm 80% lượng khí thải so với năng lượng truyền thống dùng cho máy bay.

“Chúng tôi đang tăng gấp đôi hoạt động nỗ lực thuộc chương trình cắt giảm khí thải Carbon từ hôm nay, cùng lúc bắt đầu từ năm 2020, chúng tôi cũng sẽ cắt giảm lượng khí thải Carbon của hai hãng hàng không là Qantas và Jetstar. Nhờ đó, các chuyến bay mới đều sẽ đảm bảo mục tiêu trung hòa Carbon. Đây là một tham vọng, nhưng có thể đạt được”, Giám đốc Alan Joyce cho hay.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Australia đang đau đầu vì hàng loạt các vụ cháy rừng bùng nổ dọc bờ biển phía Đông nước này.

Tháng trước, hai hãng hàng không bao gồm Air France (Pháp) và British Airways (Anh) cam kết sẽ hạn chế khí thải từ các chuyến bay nội địa từ năm 2020.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á
Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á

Các thị trường trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt với những rủi ro kinh tế do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, với báo cáo của Công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự báo 8 - 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm về năng suất trong bối cảnh nhiệt độ và độ ẩm tăng cao vào năm 2050.