Thứ Tư, 23/10/2019 10:02

EMA phê duyệt sử dụng vaccine của Pfizer để tiêm mũi tăng cường

Công bố nghiên cứu mới đây của Pfizer cho thấy việc tiêm 3 mũi vaccine của hãng này có thể tạo ra sự bảo vệ ở những trẻ em trong độ tuổi từ 5-11 trước sự tấn công của biến thể Omicron.

Mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ 4 có thể giảm ​75% nguy cơ tử vong ở người trên 60 tuổiẤn Độ mở rộng tiêm mũi tăng cường, giá vaccine được cắt giảmGAVI cam kết tài trợ 4,8 tỷ USD cho COVAXNhiễm biến thể Omicron thường phục hồi sớm hơn so với nhiễm Delta khoảng 3 ngàyCuba trình WHO phê duyệt vaccine Abdala ngừa COVID-19

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 22/4, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đã phê duyệt việc sử dụng vaccine Comirnaty của Pfizer/BioNTech để tiêm mũi tăng cường cho người trưởng thành - vốn được tiêm loại vaccine khác trước đó.

Khuyến nghị trên được EMA đưa ra trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 500 triệu ca, với biến thể BA.2 đang ngày một tăng ở nhiều nước.

Hiện một số nước châu Âu đang chứng kiến số ca mắc mới tăng chậm, thậm chí là giảm, song theo ước tính của hãng tin Reuter, cứ hai ngày, cả khu vực này lại ghi nhận tới 1 triệu ca.

Tại Mỹ, vaccine Comirnaty đã được phê duyệt để tiêm mũi tăng cường dù 2 mũi tiêm trước đó không cùng loại.

Tuần trước, Pfizer vừa công bố nghiên cứu cho thấy việc tiêm 3 mũi vaccine của hãng này có thể tạo ra sự bảo vệ ở những trẻ em trong độ tuổi từ 5-11 trước sự tấn công của biến thể Omicron.

Liên quan đến vaccine, Viện Huyết thanh của Ấn Độ (SII) - nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới đã ngừng sản xuất vaccine Covishield - phiên bản vaccine của AstraZeneca sản xuất ở Ấn Độ, do nhu cầu giảm. Đây là thông báo được người đứng đầu SII Adar Poonawalla đưa ra ngày 22/4.

Tính đến nay, SII đã sản xuất hơn 1 tỷ liều vaccine Covishield và đây là nhà cung cấp vaccine chính cho chương trình COVAX, cung cấp vaccine cho các nước nghèo hơn.

Trong tuyên bố, SII nêu rõ hiện có một lượng lớn vaccine ngừa COVID-19 trên toàn cầu. Đây là điểm tương phản đáng kể so với một năm trước, khi Ấn Độ - một trong những nước có ngành sản xuất dược phẩm lớn nhất thế giới, hạn chế xuất khẩu để tập trung vaccine ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 trong nước. Việc xuất khẩu vaccine được nối lại vào tháng 11/2021.

Phát biểu tại một diễn đàn kinh tế do Tập đoàn truyền thông Times Network tổ chức, Giám đốc điều hành SII Poonawalla cho biết hiện SII có 200 triệu liều vaccine dự trữ.

Viện này đã ngừng sản xuất hồi tháng 12/2021. Ông cũng đề nghị tặng số vaccine trên cho bất kỳ nước nào hoặc chương trình nào có nhu cầu.

Cơ quan quản lý dược phẩm của Ấn Độ cho phép sử dụng Covishield tối đa 9 tháng sau ngày sản xuất.

Người phát ngôn của SII xác nhận viện này chỉ ngừng sản xuất vaccine của Covishield. Hiện SII cũng đang sản xuất vaccine Covovax của hãng dược phẩm Novavax của Mỹ.

Liên đoàn Các nhà sản xuất và hiệp hội dược phẩm quốc tế (IFPMA) nhấn mạnh kể từ giữa năm 2021, sản lượng vaccine ngừa COVID-19 trên toàn cầu đã vượt nhu cầu và khoảng cách này ngày một nới rộng.

Tuy vậy, có một thực tế là hàng tỷ người trên thế giới vẫn chưa được tiêm phòng, hầu hết là ở các nước đang phát triển. Điều này cũng cho thấy tình trạng bất bình đẳng trong phân phối vaccine.

Theo TTXVN/Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch
Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch

Đại dịch đã cơ bản được khống chế nhưng kí ức về nó vẫn luôn ám ảnh với mọi người. Với những người thiện nguyện lao vào tâm dịch để giúp đỡ đồng bào đó là những giây phút khó quên và nếu được chọn lại họ vẫn chọn đi theo tiếng gọi con tim, lao vào chỗ hiểm nguy để cứu người.

IFRC Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo
IFRC: Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo

Trong một báo cáo vừa được công bố ngày 30/1, Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) cảnh báo rằng tất cả các nước trên thế giới vẫn chưa có sự chuẩn bị để đối phó với đại dịch tiếp theo. Đồng thời, IFRC cho biết các cuộc khủng hoảng y tế trong tương lai cũng có thể xảy ra cùng lúc khi các thảm họa liên quan đến khí hậu ngày càng gia tăng.

Châu Á nỗ lực bình thường mới sau dịch COVID-19
Châu Á nỗ lực bình thường mới sau dịch COVID-19

Khi đại dịch COVID-19 mới bùng phát, nhiều người lo ngại rằng nó sẽ đặt ra một thách thức vô cùng nguy hiểm đối với châu Á, do mật độ dân số và chi tiêu chăm sóc sức khỏe của khu vực thấp hơn so với phần còn lại của thế giới phát triển.

Kịp thời ngăn chặn tình trạng mất an toàn điện
Kịp thời ngăn chặn tình trạng mất an toàn điện

Đường dây sau công tơ bị chạm chập; thi công giàn giáo, phun bê tông tươi vi phạm hành lang an toàn lưới điện… nếu không xử lý kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ về tài sản...