Thứ Bảy, 16/12/2017 19:30

EU và Anh đồng ý tăng tốc đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Chính phủ Anh quyết định sẽ tăng cường các cuộc đàm phán Brexit trong những tuần tới, giữa bối cảnh ngày càng nhiều lo ngại rằng cả hai bên có thể sẽ không đạt được thỏa thuận thương mại vào cuối năm nay.

Anh công bố hệ thống thuế quan toàn cầu mới sau BrexitAnh, EU thúc giục nhanh chóng tiếp tục đàm phán thỏa thuận hậu BrexitAnh và EU chính thức đàm phán về thoả thuận hậu BrexitEU và Anh thất bại trong vòng đàm phán thứ 3 về thỏa thuận hậu Brexit

Trưởng đoàn đàm phán về Brexit của EU (phải) và của Anh (trái) trong cuộc gặp ở Brussels, Bỉ, ngày 2/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo tin từ CNBC ngày 16/6, Thủ tướng Anh Boris Johnson vừa có cuộc hội đàm với các quan chức châu Âu thảo luận về các biện pháp nhằm tạo động lực mới cho các cuộc đàm phán thương mại, sau khi 4 vòng đàm phám ban đầu không đạt được tiến triển đáng kể nào. Vương quốc Anh đã không còn là thành viên của EU từ cuối tháng 1, nhưng vẫn đang trong giai đoạn chuyển tiếp để có thể chuẩn bị cho các quy tắc giao dịch mới với các nước còn lại trong EU.

Tuần trước, Chính phủ Anh xác nhận sẽ không kéo dài thời gian chuyển tiếp và đàm phán quá hạn chót vào cuối tháng 12/2020. Điều này có nghĩa là áp lực đang gia tăng từ cả hai phía nhằm đạt được một thỏa thuận thương mại vào tháng 10, để nó có thể được phê chuẩn và ban hành trong năm mới.

Theo ông Michel Barnier, nhà đàm phán chính của EU, “vướng mắc” chính giữa hai bên là các vấn đề về nghề cá, viện trợ nhà nước và quy trình kiểm tra hàng hóa. Hiện tại, hai bên có kế hoạch tổ chức các cuộc đàm phán hàng tuần tập trung vào các vấn đề này, thay vì các cuộc họp hàng tháng như trước.

Liên đoàn Công nghiệp Anh cảnh báo rằng, nếu không đạt được một thỏa thuận thương mại mới vào cuối năm nay sẽ là một rào cản lớn cho quá trình phục hồi của đất nước.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ CNBC)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gỡ điểm nghẽn để thúc đẩy xuất nhập khẩu
Gỡ 'điểm nghẽn' để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Mặc dù thủ tục hành chính ở nhiều bộ ngành liên quan đến thương mại hàng hoá xuyên biên giới đã được cải thiện, tuy nhiên doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn gặp không ít khó khăn khi tuân thủ quy trình.