Thứ Sáu, 21/06/2019 16:40

Hàn Quốc thúc đẩy du lịch, công nghệ mới trong năm 2022

Hàn Quốc đã công khai mục tiêu đạt được bình thường hóa hoàn toàn nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng vì đại dịch COVID-19 vào năm 2022, đồng thời đề ra mục tiêu dẫn đầu trong cạnh tranh toàn cầu.

Hàn Quốc: Xuất khẩu tăng 2 con số, dấu hiệu tốt cho nền kinh tế toàn cầuHàn Quốc: Tăng trưởng việc làm cao nhất trong gần 7 nămOECD: Hàn Quốc đứng thứ 3 về tăng trưởng kinh tế trong năm 2020

Hàn Quốc đặt mục tiêu bình thường hóa hoàn toàn nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng vì đại dịch COVID-19 vào năm 2022. Ảnh: TTXVN

Hàn Quốc đã công khai mục tiêu đạt được bình thường hóa hoàn toàn nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng vì đại dịch COVID-19 vào năm 2022, đồng thời đề ra mục tiêu dẫn đầu trong cạnh tranh toàn cầu.

Mục tiêu kép nói trên được Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki nêu bật trong buổi công bố các định hướng chính sách kinh tế cho năm tới, diễn ra ngày 20/12.

Trong nỗ lực tối đa nhằm bình thường hóa nền kinh tế, Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc cho biết sẽ thực hiện các chính sách thúc đẩy tiêu dùng tư nhân - đặc biệt là thúc đẩy lĩnh vực du lịch, vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19. Theo đó, chính phủ sẽ mang đến thêm nhiều lợi ích cho khách du lịch nước ngoài, trong đó bao gồm những quy định liên quan đến việc kiểm dịch.

Ngoài ra, một lợi ích đáng chú ý là kế hoạch bãi bỏ mức trần trên 5.000 USD đối với du khách khi mua hàng tại các cửa hàng miễn thuế trên khắp đất nước Hàn Quốc. Trước đây, giá trần mua sắm miễn thuế cho du khách nước ngoài đã được nâng từ mức 3.000 USD - được áp dụng từ năm 2006 - lên 5.000 USD vào năm 2019.

Đồng thời, thời gian hoạt động của các tour du lịch bay thẳng sẽ được kéo dài đến “tháng 6 năm 2022”, thay vì “đến hết năm 2021” như kế hoạch trước đó.

Số lượng đường bay quốc tế cũng sẽ được khôi phục và gia tăng từ mức 70 đường bay đến 31 quốc gia như hiện tại. Trước đại dịch, nước này có 255 đường bay đến 45 quốc gia.

Phó Thủ tướng Hong nêu rõ sẽ đẩy mạnh các chương trình khuyến mại tour du lịch trên cơ sở liên tục ổn định giá tiêu dùng và hỗ trợ những chủ doanh nghiệp siêu nhỏ bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.

Cũng theo Phó Thủ tướng Hong, Chính phủ Hàn Quốc sẽ ưu tiên triển khai nhanh các gói hỗ trợ cho các chủ doanh nghiệp nhỏ đang hoạt động thua lỗ. 

Được biết, vào tháng 2 tới, Chính phủ nước này sẽ chỉ định ra 65 công nghệ trong 3 phân khúc - bán dẫn, pin và vaccine - là những “công nghệ chiến lược quốc gia”. Theo đề án, các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực này sẽ được hưởng các ưu đãi toàn diện trong đầu tư.

Bộ Tài chính nước này cho biết tổng ngân sách trị giá 6,3 nghìn tỷ won (5,2 tỷ USD) sẽ được rót vào 3 phân khúc trên trong năm 2022, tăng 43% so với 4,4 nghìn tỷ won của một năm trước đó, và các khoản khấu trừ thuế sẽ được mở rộng lên đến 10 điểm phần trăm.

Theo dự báo của Bộ Tài chính Hàn Quốc, nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 4% trong năm 2021 và 3,1% trong năm 2022. Con số này cao hơn ước tính tăng trưởng của một số viện nghiên cứu tư nhân, với mức dự báo dưới 4% trong năm nay và khoảng 2% trong năm tới.

Hầu hết các định hướng chính sách đều tập trung vào quý I/2022, sau cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào ngày 9/3 và chính quyền tiếp theo nhậm chức, dự kiến ​​vào ngày 10/5.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khám phá, trải nghiệm dịch vụ du lịch ở Nam Đông
Khám phá, trải nghiệm dịch vụ du lịch ở Nam Đông

Trong hai ngày 25 - 26/2, Sở Du lịch phối hợp với UBND huyện Nam Đông, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Hội Lữ hành tỉnh, Hiệp hội Du lịch và Hội Lữ hành TP. Đà Nẵng tổ chức chương trình khảo sát sản phẩm du lịch tại huyện Nam Đông.

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.