Thứ Bảy, 30/03/2019 14:34

Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 “sẽ không dễ dàng”

Hội nghị thượng đỉnh khí hậu sắp tới của Liên Hiệp quốc COP26 – sự kiện có thể quyết định tính sống còn của Thỏa thuận Paris - sẽ “không dễ dàng”, nhưng một kết quả phù hợp với mức độ cấp bách của cuộc khủng hoảng là điều hoàn cần thiết, Thư ký điều hành Công ước khung LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC) Patricia Espinosa cho biết hôm qua (29/9).

Anh nới lỏng một số hạn chế đi lại do COVID-19 cho đại biểu dự COP26Những con số ý nghĩa trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậuHội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 dời sang cuối năm 2021 do đại dịch

Hội nghị khí hậu sắp tới COP26 sẽ là cột mốc quan trọng để duy trì các mục tiêu trong Thoả thuận Paris. Ảnh: Fleetalliance

Trong bối cảnh thế giới phải đối mặt với hạn hán, cháy rừng, mưa bão và lũ lụt ngày càng nghiêm trọng hơn khi hành tinh nóng lên, hội nghị thượng đỉnh COP26 sắp tới tại Glasgow được xem là cột mốc quan trọng để giữ các mục tiêu của Thoả thuận Paris trong tầm tay.

"Vấn đề là cần phải đưa ra các quyết định ngay bây giờ, đó là lý do tại sao hội nghị ở Glasgow lại quan trọng như vậy", bà Espinosa nhấn mạnh.

Năm 2015, Thoả thuận khí hậu Paris cam kết các quốc gia sẽ hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu xuống dưới 2 độ C so với trước khi cuộc Cách mạng Công nghiệp bắt đầu. Các nước cũng hứa hẹn sẽ áp dụng mức giới hạn sự gia tăng nhiệt độ ở mức an toàn hơn là 1,5 độ C, thông qua việc cắt giảm lượng khí thải.

Tuy nhiên, sau 6 năm, mức độ CO2 làm ấm hành tinh trong khí quyển vẫn tăng đều đặn và hiện đang có nồng độ cao nhất trong khoảng 3 triệu năm.

Do đó, hội nghị COP26 – vốn đã bị trì hoãn một năm do đại dịch COVID-19, sẽ tạo một cơ hội khác cho các quốc gia để thống nhất các yếu tố chính trong Thoả thuận Paris, cũng như thực tiễn hoạt động của các mục tiêu tham vọng được vạch ra trong thỏa thuận.

Lường trước những khó khăn phải đối mặt, bà Espinosa thừa nhận rằng các cuộc đàm phán trong khuôn khổ COP26 “sẽ không dễ dàng”. COP26 sẽ chính thức bắt đầu từ ngày 1/11 tới tại Glasgow thuộc Scotland, Vương quốc Anh và kéo dài trong 2 tuần. 

Tham dự hội nghị, các quốc gia sẽ một lần nữa được yêu cầu tăng gấp đôi kế hoạch cắt giảm khí thải của mỗi nước để đạt mục tiêu kiềm chế sự gia tăng nhiệt độ ở mức 1,5 độ C, cũng như hoàn thiện “sách quy tắc Paris” và giải quyết những tranh chấp liên tục bị trì hoãn về thị trường carbon.

Phải đối mặt với sự gia tăng các kiểu thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu, các quốc gia nghèo hơn đã liên tục kêu gọi các quốc gia giàu có – những nước chịu trách nhiệm chính về lượng khí thải làm tăng nhiệt độ toàn cầu - thực hiện tốt lời hứa cung cấp 100 tỷ USD mỗi năm để hỗ trợ việc thích ứng và hành động chống biến đổi khí hậu.

Theo tin từ Reuters, trong 2 năm kể từ khi hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của LHQ lần cuối cùng diễn ra trực tiếp, thế giới chỉ đạt được rất ít tiến bộ, mặc dù đã có một số vòng thảo luận trực tuyến.

Theo bà Espinosa, do chưa thể thảo luận trực tiếp trong thời gian qua, nên về cơ bản, đại diện các nước vẫn chưa bắt đầu đàm phán về các tài liệu liên quan đến thoả thuận. Đồng thời, bà cũng cho rằng, một thỏa thuận cụ thể về tiến trình tài trợ 100 tỷ USD hàng năm được vạch ra từ năm 2009 sẽ giúp xây dựng lòng tin và cung cấp phương tiện để đạt được tiến bộ trong một số vấn đề khác.

Theo khuyến nghị của LHQ, để duy trì mục tiêu kiềm chế sự gia tăng nhiệt độ ở mức 1,5 độ C như trong thoả thuận Paris, lượng khí thải toàn cầu phải giảm hơn 7% mỗi năm trong thập kỷ này.

Mặc dù đại dịch khiến ​​mức độ ô nhiễm carbon giảm ở mức tương đương trong năm 2020, nhưng nhiều chính phủ một lần nữa lại đang rót vốn vào các dự án nhiên liệu hóa thạch để tăng cường phục hồi kinh tế trong nước sau những tổn thất nghiêm trọng do đại dịch COVID-19. Điều này có nghĩa là lượng phát thải chắc chắn sẽ tăng trở lại mức trước đại dịch trong năm nay - khác xa so với con đường để đạt được mục tiêu kiềm chế nhiệt độ tăng khoảng 1,5 độ C.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á
Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á

Các thị trường trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt với những rủi ro kinh tế do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, với báo cáo của Công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự báo 8 - 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm về năng suất trong bối cảnh nhiệt độ và độ ẩm tăng cao vào năm 2050.