Thứ Hai, 16/04/2018 15:09

IMF: Đại dịch sẽ để lại vết sẹo lâu dài đối với nền kinh tế toàn cầu

Ủy ban Tài chính và Tiền tệ Quốc tế (IMFC) nhận định rằng đại dịch COVID-19 có khả năng sẽ “để lại vết sẹo lâu dài” đối với nền kinh tế toàn cầu, bất chấp sự phục hồi kinh tế hiện vẫn đang diễn ra, tuy không đồng đều.

Đại dịch COVID-19 tác động mạnh hơn lên người lao động lớn tuổiGiới đầu tư nước ngoài rút 26 tỷ USD ra khỏi các nền kinh tế châu ÁIMF: Cần tháo gỡ các rào cản thương mại để vực dậy tăng trưởng toàn cầuIMF cảnh báo kinh tế toàn cầu đang ở thời điểm nhạy cảmG20: Tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ phục hồi vào nửa cuối năm nayIMF tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019IMF: Tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại, các thị trường cần lưu ýChâu Á tiếp tục là động lực tăng trưởng chính cho nền kinh tế toàn cầu

Đại dịch để lại vết sẹo lâu dài đối với nền kinh tế toàn cầu. Ảnh minh họa: Mole.my/Vietnam+

Sau khi tổ chức một hội nghị trực tuyến với đại diện của 24 quốc gia thành viên, IMFC cho biết chính sách tiền tệ phải duy trì khả năng linh hoạt phù hợp để vượt qua khỏi những thách thức chưa từng có này.

“Quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu hiện đang diễn ra và được hỗ trợ bởi các phản ứng chính sách kinh tế vĩ mô chưa từng có. Tuy nhiên, sự phục hồi này hiện vẫn chỉ là sự phục hồi từng phần, không đồng đều và được đánh dấu bởi sự không chắc chắn khi đại dịch vẫn đang lây lan ở rất nhiều nơi”, IMFC cho biết trong một tuyên bố.

Chính vì vậy, cuộc khủng hoảng có nguy cơ để lại vết sẹo lâu dài đối với nền kinh tế toàn cầu, chẳng hạn như tăng trưởng năng suất yếu hơn, gánh nặng nợ nần chồng chất, lỗ hổng tài chính gia tăng, tỷ lệ nghèo và bất bình đẳng gia tăng.

IMFC đã bày tỏ sự ủng hộ đối với gói kích thích chống khủng hoảng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và kêu gọi các biện pháp bổ sung để cung cấp viện trợ cho các thành viên khi đại dịch có xu hướng đẩy nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái trong năm nay.

Trong đó, gói kích thích hỗ trợ của IMF bao gồm đơn giản hóa các thủ tục phê duyệt những khoản vay khẩn cấp, cung cấp thanh khoản cho các quốc gia có nền tảng kinh tế vững chắc và xóa nợ cho các quốc gia nghèo, dễ bị tổn thương nhất trên thế giới...

Cũng theo IMFC, một loại vaccine hiệu quả và giá cả phải chăng sẽ là chìa khóa để vượt qua đại dịch và phục hồi kinh tế toàn cầu.

“Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy hợp tác quốc tế để đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, phát triển, sản xuất và phân phối vaccine COVID-19, cũng như đẩy mạnh việc triển khai các phương pháp chẩn đoán, điều trị với mục tiêu hỗ trợ khả năng tiếp cận công bằng và hợp lý cho tất cả mọi người. Đó là chìa khóa để vượt qua đại dịch và hỗ trợ cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Trong báo cáo mới nhất của mình, IMF cho biết nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ giảm 3% trong năm 2020 này, thấp hơn so với mức dự báo giảm đến 3,3% đưa ra hồi tháng 1.

Hoạt động kinh tế toàn cầu đã và đang bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát và lây lan rộng của đại dịch COVID-19, dẫn đến lệnh phong tỏa hàng loạt ở Mỹ và các nước lớn trong khu vực châu Âu.

Tính đến 12h17 theo giờ Việt Nam, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 39.173.103 ca nhiễm COVID-19, trong đó có hơn 1,1 triệu ca tử vong và hơn 29 triệu người đã bình phục.

Đan Lê (Lược dịch từ Yonhap)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.