Thứ Ba, 06/12/2016 09:24

IMF cảnh báo kinh tế toàn cầu đang ở thời điểm nhạy cảm

Người đứng đầu IMF kêu gọi các chính phủ "giúp giảm tình trạng căng thẳng thương mại và loại bỏ những chướng ngại vật khác trên đường trở lại mức tăng trưởng cao và bền vững hơn."

IMF tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019IMF kêu gọi hành động hợp tác để xoa dịu rủi ro ngăn cản đà tăng trưởng toàn cầuIMF: Tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại, các thị trường cần lưu ýIMF cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2018, 2019

 

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde. Nguồn: AFP/TTXVN

Nền kinh tế toàn cầu đang ở một "thời điểm nhạy cảm," đòi hỏi các ngân hàng trung ương phải duy trì các biện pháp kích thích và các chính phủ nhanh chóng giải quyết những bất đồng thương mại.

Đây là cảnh báo của Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde đưa ra ngày 5/6.

Trong báo cáo công bố trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra cuối tuần này tại Osaka, Nhật Bản, bà Lagarde cho rằng ưu tiên trước mắt là giải quyết tình hình căng thẳng thương mại hiện nay.

Bà cảnh báo những biện pháp đáp trả thuế quan lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng của cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này cũng như kinh tế toàn cầu nói chung.

Người đứng đầu IMF kêu gọi các chính phủ "giúp giảm tình trạng căng thẳng thương mại và loại bỏ những chướng ngại vật khác trên đường trở lại mức tăng trưởng cao và bền vững hơn."

Bà Lagarde nêu rõ các nước cần xóa bỏ những rảo cản thương mại được áp đặt gần đây và tránh đưa ra thêm rào cản dưới bất kỳ hình thức nào.

Cũng theo báo cáo của IMF, bất đồng thương mại và vấn đề Anh rời Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, đồng nghĩa vẫn còn đó những quan ngại về khả năng phục hồi của kinh tế toàn cầu, đòi hỏi các nước phải tiếp tục thực thi những chính sách hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

IMF nhấn mạnh trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn ở thời điểm nhạy cảm, việc kết hợp nhiều chính sách cần được xem xét thực hiện thận trọng.

Ngoài ra, với việc tỷ lệ lạm phát vẫn ở dưới mức mục tiêu của các ngân hàng trung ương, IMF kêu gọi các nhà hoạch định chính sách duy trì các biện pháp kích thích kinh tế, đồng thời sẵn sàng hành động trong trường hợp xuất hiện những rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng toàn cầu.

Báo cáo của IMF được công bố trong bối cảnh hội nghị G20 nhóm họp tại Nhật Bản, vài tuần sau khi cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung kết thúc mà không đạt được một thỏa thuận.

Cáo buộc Bắc Kinh đổi ý về những cam kết giữa hai bên, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 10/5 đã ra lệnh áp mức thuế bổ sung, tăng từ 10% lên 25% đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD. Đáp lại, Trung Quốc đã tăng thuế đối với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Mỹ từ ngày 1/6.

Hồi tháng Tư vừa qua, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2019 xuống còn 3,3%, song cho biết kinh tế toàn cầu có thể bật tăng "tạm thời" vào cuối năm trước khi tăng lên 3,6% vào năm 2020.

Tuy nhiên, bà Lagarde cho rằng mức bật tăng này là "không ổn định", và cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc có thể khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu trong năm tới giảm 0,5%.

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN

Ngày 31/1, nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Pierre-Olivier Gourinchas cho biết IMF hạ dự báo tăng trưởng của Singapore và các nền kinh tế Đông Nam Á khác trong năm 2023, do tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm lại sẽ lấn át tác động tích cực từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế.

Tổng thống Joe Biden lạc quan về triển vọng kinh tế Mỹ năm 2023
Tổng thống Joe Biden lạc quan về triển vọng kinh tế Mỹ năm 2023

Ngày 5/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định nền kinh tế nước này đang chứng kiến “những điểm rất sáng” sau một vài năm khó khăn đồng thời nhấn mạnh kinh tế Mỹ hướng tới “trạng thái bình ổn mới,” một thuật ngữ mới về tăng trưởng chậm lại nhưng ổn định.

Nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều tổn thất hơn vào năm 2023
Nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều tổn thất hơn vào năm 2023

Năm 2022 được cho là năm trở lại của nền kinh tế thế giới sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, năm này lại được đánh dấu bằng một xung đột, lạm phát kỷ lục và các thảm họa liên quan đến khí hậu. Có thể nói rằng, năm 2022 là một năm “đa khủng hoảng”, một thuật ngữ được phổ biến bởi nhà sử học Adam Tooze.