Khủng hoảng lương thực toàn cầu vẫn đang là nỗi lo của toàn thế giới. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam
Giá lương thực có thể tăng tiếp
Arif Husain, nhà kinh tế trưởng của Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hiệp quốc cho biết, tình hình đang ngày càng căng thẳng.
Trong đó, Ukraine là quốc gia sản xuất chính các mặt hàng như lúa mì, ngô và dầu hướng dương. Mặc dù xuất khẩu trên toàn cầu đã bị hạn chế do xung đột giữa hai nước, song ông Husain cho rằng, cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu xảy ra không phải do tính sẵn có của lương thực, mà là do giá cả tăng cao.
“Cuộc khủng hoảng này là về khả năng chi trả. Điều này có nghĩa là lương thực có sẵn, nhưng giá của chúng rất cao”, nhà kinh tế trưởng Arif Husain chia sẻ với phóng viên báo CNBC cho hay.
Theo số liệu của Tổ chức nông Lương Liên Hiệp quốc (FAO), giá lương thực toàn cầu, giá lương thực toàn cầu trong tháng 7 vừa qua ghi nhận cao hơn 13% so với 1 năm trước. Ngoài ra, mức giá này còn có thể sẽ tiếp tục tăng. Trong trường hợp xấu nhất, Liên Hiệp quốc ước tính giá lương thực toàn cầu có thể sẽ tăng thêm 8,5% vào năm 2027.
Bên cạnh đó, giá phân bón cũng đang tăng, góp phần làm tăng giá lương thực khi chi phí đè nặng lên người tiêu dùng. Trong đó, mức giá sẽ tăng vọt khi Nga – quốc gia chiếm khoảng 14% lượng phân bón xuất khẩu toàn cầu – bị hạn chế xuất khẩu. Điều này cũng đã làm giảm năng suất cây trồng.
Bà Mari Pangestu, Tổng Giám đốc điều hành chính sách phát triển và quan hệ đối tác của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, thực trạng này, kết hợp với giá năng lượng tăng cao và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng sẽ ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng của Ngân hàng Thế giới (WB) đối với sự gia tăng sản lượng lương thực trong 2 năm tới. Tất cả sự không chắc chắn này có thể giữ mức giá cao sau năm 2024.
Trong khi nhà kinh tế trưởng Arif Husain cho rằng cuộc khủng hoảng hiện nay chủ yếu bắt nguồn từ các vấn đề như giá cao và khả năng chi trả, ông cho rằng điều này có thể biến thành một cuộc khủng hoảng về nguồn cung lương thực nếu vấn đề phân bón không được giải quyết.
Liên Hiệp quốc ước tính, số người đang trong tình trạng “khẩn cấp về nạn đói”, được định nghĩ là chỉ cách nạn đói một bước, đã tăng từ 135 triệu người ghi nhận trong năm 2019 lên thành 345 triệu người.
Sóng nhiệt ở Trung Quốc
Thời tiết khắc nghiệt và biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm thình trạng mất anh ninh lương thực toàn cầu. Trung Quốc, nhà sản xuất lúa mì lớn nhất thế giới, đã và đang phải hứng chịu nhiều đợt thời tiết bất ổn, từ lũ quét cho đến hạn hán nghiêm trọng.
Đầu tháng này, Trung Quốc đã ban bố tình trạng khẩn cấp về hạn hán đầu tiên khi các tỉnh miền Trung và miền Nam hứng chịu nhiều tuần nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ ở hàng chục thành phố vượt quá 40oC, tương đương với 104oF. Đợt nắng nóng đã cản trở sản xuất cây trồng và gây nguy hiểm cho vật nuôi.
Bruno Carrasco, Tổng Giám đốc bộ phận phát triển bền vững và biến đổi khí hậu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thông tin rằng: “Sản xuất lúa chắc chắn rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của nhiệt độ. Khi chúng tôi nhìn vào nguồn cung sản xuất lương thực tổng thể ở châu Á – Thái Bình Dương, khoảng 60% trong số đó là canh tác nhờ nước mưa. Chúng tôi rất lo ngại về các hiện tượng thời tiết tổng thể mà chúng tôi nhìn thấy và quan sát được trong năm”.
Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)