Thứ Năm, 07/12/2017 14:54

Kinh tế thế giới giảm tăng trưởng 4% do ảnh hưởng của đại dịch

Các nhóm vận động hành lang tại 18 nước dự đoán rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm tăng trưởng đến 4% trong năm nay do ảnh hưởng của của dịch COVID-19.

Australia lo ngại biểu tình khiến bùng phát dịch Covid-19 lần 2OPEC+ gia hạn thoả thuận cắt giảm sản lượng dầu kỷ lục đến cuối tháng 7Covid-19: Hơn 6,8 triệu ca mắc, WHO khẳng định dịch “vẫn chưa qua đi“Hướng đến các thành phố xanh, sạch, thông minh hơn sau dịch COVID-19Ngành du lịch với những giải pháp ưu tiên để phục hồi

Kinh tế thế giới chịu cú sốc lớn do ảnh hưởng của khủng hoảng y tế COVID-19. Ảnh minh họa: VTV News

Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc (FKI) cho biết trong một tuyên bố, triển vọng tăng trưởng giảm 4% thậm chí còn tệ hơn mức dự báo giảm 3% đưa ra bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tuy nhiên lại khá hơn mức co lại đến 5,1% của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra.

Trong cuộc thăm dò của KFI thực hiện với các hiệp hội kinh tế của 18 nước trên toàn thế giới, bao gồm cả Mỹ và Nhật Bản, có đến 50% trong số những nước tham gia cho biết khả năng cao sẽ có một đợt phong tỏa và hạn chế đi lại khác bởi có thể sẽ xuất hiện một đợt dịch COVID-19 mới vào cuối năm nay.

Song, 1/2 các nước tham gia khảo sát cho biết, nền kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi vào tháng 4/2021 và trở lại bình thường như trước dịch vào năm 2022.

Ngoài ra, có khả năng các nhà sản xuất sẽ giảm hoạt động tại thị trường Trung Quốc và nhiều nước mới nổi khác để tránh bất kỳ sự gián đoạn lớn nào có thể xảy ra trong chuỗi cung ứng do sự bùng phát của dịch COVID-19.

Trong một thông tin có liên quan, tính đến 14h16 ngày 7/6 theo giờ Việt Nam, thế giới ghi nhận tổng cộng gần 7 triệu ca nhiễm COVID-19, trong đó có hơn 402.000 ca tử vong và hơn 3,4 triệu người đã bình phục. Ba quốc gia có số ca nhiễm cao nhất lần lượt là Mỹ, Tây Ban Nha và Nga.

Đan Lê (Lược dịch từ Yonhap & Worldmeters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.