Chủ Nhật, 08/12/2019 22:44

Lệnh cấm xuất khẩu không phải là giải pháp cho tình trạng thiếu lương thực toàn cầu

Trong vòng 2 tháng qua, tình hình lương thực thế giới ngày càng xấu đi. Nguồn nhiên liệu, phân bón và thực phẩm toàn cầu nhìn chung đang có lượng tồn kho thấp, song giới chuyên gia cho rằng các lệnh cấm xuất khẩu không thể giải quyết tình trạng thiếu lượng thực toàn cầu hiện nay.

COVID-19: Thế giới có khả năng đối mặt với khủng hoảng lương thựcHội nghị WEF Davos 2022: Nền kinh tế toàn cầu đứng trước nhiều mối đe doạ

Ấn Độ đã cấm xuất khẩu lúa mì từ giữa tháng 5/2022 nhằm ổn định giá trong nước. Ảnh: AFP/TTXVN

Đối mặt với những rủi ro từ tình trạng thiếu hụt toàn cầu, nhiều quốc gia tỏ ra khá hoang mang và một số phản ứng đã được đưa ra: Trung Quốc tuyên bố cấm xuất khẩu hóa chất nông nghiệp, Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ và Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì.

Theo các chuyên gia, mặc dù cuộc khủng hoảng này do nhiều vấn đề dài hạn, cơ cấu và chính sách gây ra, nhưng yêu cầu cấp thiết lúc này là phải tập trung cải thiện tình hình trong ngắn hạn.

Cũng như với cuộc khủng hoảng gạo năm 2008, một số can thiệp từ bên ngoài sẽ là điều cần thiết để phá vỡ tình trạng hoảng loạn và các chính sách thương mại có thể “gây tổn hại cho các nước láng giềng”. Nhưng so với tình hình năm 2008, cuộc khủng hoảng hiện nay lan rộng hơn - liên quan đến mọi lĩnh vực từ năng lượng, phân bón và lương thực, đặc biệt là lúa mì và dầu thực vật. Đồng thời, cuộc khủng hoảng này cũng đang trở nên gay gắt hơn. Tất cả những mặt hàng thiết yếu trên đang có lượng tồn kho thấp, sản xuất bị cắt giảm và chuỗi cung ứng bị gián đoạn.

Giáo sư Peter Timmer, chuyên gia hàng đầu về kinh tế nông nghiệp tại Đại học Harvard, nhận định sẽ không dễ để ngăn chặn cuộc khủng hoảng này, và ít có khả năng thị trường sẽ quay trở lại các mô hình thương mại bình thường. Do đó, để đạt được tiến bộ, cần có sự phối hợp giữa các nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Cơ hội cho sự hợp tác đó được cho là đang ở phía trước khi Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ diễn ra tại Bali vào tháng 11 tới. Với cương vị chủ tịch G20 năm nay, Indonesia nói riêng và ASEAN - với tư cách là một tổ chức thương mại khu vực lớn, có cơ hội đạt được một cam kết chính thức từ các thành viên G20 về việc đảm bảo an ninh lương thực và dỡ bỏ các hạn chế thương mại.

Hội nghị này cũng được kỳ vọng sẽ đưa ra cam kết chắc chắn giúp ngăn chặn các quốc gia tiếp tục áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với các mặt hàng quan trọng, đặc biệt là lúa mì, dầu thực vật và phân bón. Các nhà lãnh đạo cũng sẽ đồng ý cắt giảm, và cuối cùng là loại bỏ các hạn chế xuất khẩu đối với những mặt hàng thiết yếu này.

“Bây giờ không phải là lúc cho những hành động rụt rè. Hàng triệu sinh mạng đang bị đe dọa nếu chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu tiếp tục đình trệ và các nhà hoạch định chính sách phản ứng bằng cách hạn chế xuất khẩu lương thực trong bối cảnh thiếu hụt nghiêm trọng. Có thể hiểu rằng, mỗi quốc gia đều có cách bảo vệ người dân bằng nguồn lương thực sản xuất trong nước, nhưng điều này đang làm trầm trọng thêm tình trạng tăng giá lương thực quốc tế”, ông Timmer nói.

Chuyên gia này cũng cho rằng sự thịnh vượng trong tương lai phụ thuộc cốt yếu vào thương mại quốc tế đáng tin cậy, và tất cả các quốc gia cần nhìn nhận lại vai trò của mình trong việc hỗ trợ điều đó. Việc cấm xuất khẩu rõ ràng sẽ là một thảm họa đối với an ninh lương thực thế giới.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ EAF)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tránh chồng chéo về quản lý khi xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu
Tránh chồng chéo về quản lý khi xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu

Phản hồi đề nghị của Bộ Tài chính về việc góp ý dự thảo Thông tư quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, nhiều điều khoản và quy định theo văn bản pháp luật cần sự điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.