Thứ Sáu, 28/02/2020 10:58

Liên Hợp quốc thông báo trọng tâm của kỳ họp Đại hội đồng khóa 77 sắp tới

Tuần lễ cấp cao của kỳ họp Đại hội đồng khóa 77, điểm nhấn quan trọng của sự kiện, sẽ diễn ra từ ngày 20/9, với sự tham dự của hàng trăm nguyên thủ và lãnh đạo từ các nước trên khắp thế giới.

Liên Hiệp quốc làm việc với Mỹ và EU để đưa lương thực của Nga ra thị trường toàn cầuViệt Nam bàn về các ưu tiên quốc gia với tân Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp quốcTổng thư ký Liên Hợp quốc ủng hộ phi hạt nhân hóa hoàn toàn Triều TiênBất chấp thời kỳ khó khăn, các mục tiêu phát triển bền vững vẫn có thể đạt đượcĐến tháng 11, dân số thế giới sẽ đạt 8 tỷ người

Toàn cảnh cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp quốc tại New York, Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)

Tại sự kiện sắp tới, Chủ tịch Đại hội đồng mới đắc cử ông Csaba Korosi - người Hungary - sẽ chính thức nhậm chức thay ông Abdulla Shahid - người Maldves - Chủ tịch Đại hội đồng khóa 76.

Theo thông báo, tuần lễ cấp cao của kỳ họp Đại hội đồng khóa 77, điểm nhấn quan trọng của sự kiện, sẽ diễn ra từ ngày 20/9, với sự tham dự của hàng trăm nguyên thủ và lãnh đạo từ các nước trên khắp thế giới.

Ngoài tuần lễ cấp cao, 3 hội nghị quan trọng diễn ra trong kỳ họp Đại hội đồng khóa 77 năm nay sẽ tập trung vào các lĩnh vực như giáo dục, các mục tiêu phát triển bền vững và quyền của người thiểu số.

Hội nghị thượng đỉnh giáo dục sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 1-19/9, ngay trước thềm tuần lễ cấp cao.

Dự kiến, đây sẽ là cơ hội để các nhà hoạch định chính sách cùng đại diện giới trẻ trên toàn thế giới chung tay kêu gọi xã hội hãy ủng hộ chuyển đổi giáo dục theo hướng tích cực trên toàn thế giới; để các trường học thực sự là nơi mọi học sinh đều được tạo cơ hội, công bằng, an toàn và lành mạnh, nơi các em được học tập cả kỹ năng sống, làm việc và hướng tới phát triển bền vững cũng như được cập nhật các phương pháp học trên nền tảng kỹ thuật số.

Hội nghị về các mục tiêu phát triển bền vững (tên chính thức là SDG Moment- thời khắc của Các Mục tiêu Phát triển Bền vững) khai mạc ngày 19/9.

Đây là cơ hội để các nước cùng nhau tập trung tìm kiếm giải pháp để đạt được các muc tiêu phát triển bền vững theo chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc.

Ngoài ra, Hội nghị quyền của người thiểu số sẽ bắt đầu ngày 21/9, trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao, nhân kỷ niệm 30 năm Tuyên bố của Liên Hợp quốc về quyền của người thiểu số chính thức có hiệu lực.

Đặc biệt, kỳ họp sẽ khóa 77 năm nay sẽ có Tuần lễ các mục tiêu toàn cầu được tổ chức kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến từ ngày 16-25/9 nhằm mục tiêu thúc đẩy các mục tiêu chung của thế giới.

Theo TTXVN/Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

Theo Hãng tin Sputnik, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể thảo luận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, còn được biết đến là thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, trong các cuộc đàm phán ở cấp cao nhất trong tương lai gần. Một nguồn thạo tin cho biết "giữa các nhà lãnh đạo tồn tại mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.