Thứ Hai, 28/10/2019 09:05

Malaysia không yêu cầu xét nghiệm COVID-19 với du khách đã tiêm phòng đầy đủ

Hãng tin CNA ngày 27/4 dẫn lời chính phủ Malaysia cho biết, từ ngày 1/5, nước này sẽ dỡ bỏ các hạn chế chống dịch COVID-19, bao gồm loại bỏ yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang khi ở ngoài trời, cũng như loại bỏ yêu cầu xét nghiệm COVID-19 đối với những du khách đã tiêm phòng đầy đủ.

Malaysia sẽ bắt đầu tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi từ cuối tháng 1/2022Nhiều giải pháp nhập cảnh sau dịch COVID-19 của các nướcGóc nhìn từ MalaysiaASEAN: Đoàn kết có thể vượt qua những thách thức từ đại dịchĐông Nam Á có đang đi đúng hướng trên đà phục hồi hậu đại dịch COVID-19?

Nhiều hạn chế chống dịch ở Malaysia đã được nới lỏng và loại bỏ để bình thường hóa nền kinh tế. Ảnh minh họa: Straitstimes/TTXVN/Vietnam+

Bộ trưởng Y tế Malaysia Khairy Jamaluddin thông tin rằng, yêu cầu đeo khẩu trang trong không gian trong nhà vẫn là bắt buộc, kể cả trong các trung tâm mua sắm và trên các phương tiện giao thông công cộng.

Việc đeo khẩu trang khi ra ngoài trời là không bắt buộc, song vẫn là khuyến khích, đặc biệt là những nơi đông đúc như chợ Ramadan, sân vận động và chợ đêm, Bộ trưởng Khairy Jumaluddin cho biết trong một buổi họp báo diễn ra vào ngày 27/4.

Bên cạnh đó, các quy trình kiểm dịch đối với du khách nước ngoài đến Malaysia – xét nghiệm trước và khi đến – sẽ bị loại bỏ đối với những du khách đã tiêm đầy đủ vaccine COVID-19, cũng như những người nhiễm COVID-19 đã khỏi bệnh trong thời gian từ 60 ngày trước khi khởi hành. Quy định mới cũng áp dụng cho cả du khách dưới 12 tuổi.

Đối với những ai chưa tiêm chủng đầy đủ vẫn phải trải qua các bài xét nghiệm, kiểm tra này và tuân theo yêu cầu cách ly 5 ngày.

Bảo hiểm du lịch sẽ không còn là điều kiện tiên quyết đối với người nước ngoài nhập cảnh vào nước này.

Malaysia đã chính thức mở cửa hoàn toàn biên giới vào ngày 1/4, hơn 2 năm sau khi hạn chế xuất nhập cảnh do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Số ca nhiễm cũng có xu hướng giảm ở Malaysia trong vài tuần qua, với 5 ca nhiễm ghi nhận mỗi ngày, được báo cáo lần cuối cùng vào ngày 13/4.

Cao điểm là hơn 30.000 ca mỗi ngày đã được nước này xác nhận xảy ra vào tháng 3 vừa qua.

Tính đến ngày 26/4, hơn 16 triệu, hoặc 61,8% dân số trưởng thành của Malaysia đã được tiêm vaccine tăng cường, trong khi 97,6% đã hoàn thành việc tiêm chủng.

Theo trang web COVIDNOW của Bộ Y tế Malaysia, hơn 81,5% tổng dân số đã được tiêm chủng đầy đủ.

Kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, Malaysia đã báo cáo hơn 4,4 triệu ca nhiễm COVID-19, với hơn 35.500 trường hợp tử vong.

Bất chấp có nhiều tín hiệu tích cực, song Bộ trưởng Khairy Jumaluddin vẫn khuyến cáo người dân nên cẩn trọng bởi đất nước vẫn đang phải đối mặt với đại dịch.

“Chúng ta chưa thể đến được thời điểm có thể tuyên bố đại dịch đã kết thúc. Chúng ta vẫn cần phải cẩn thận. Chúng tôi vẫn sẽ theo dõi tình hình bên ngoài đất nước với diễn biến của các biến thể mới”, vị lãnh đạo cho hay.

Bên cạnh những dịch vụ được phép hoạt động trở lại từ ngày 15/5 tới ở Malaysia, chỉ duy nhất “hoạt động trong hộp đêm” vẫn nằm trong danh sách tiêu cực, chưa được hoạt động trở lại.

Đan Lê (Lược dịch CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc
Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc

Một tuần sau khi mở cửa hôm 8-1, dịch COVID-19 ở Trung Quốc vẫn là tâm điểm của thế giới sau khi nước này bất ngờ công bố số ca tử vong chính thức do dịch bệnh này trong vòng một tháng qua là 59.938 người.

Trung Quốc Không để đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến quan hệ giữa các quốc gia
Trung Quốc: Không để đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến quan hệ giữa các quốc gia

Trung Quốc tuyên bố nước này tin rằng đối với tất cả các quốc gia, các biện pháp ứng phó với COVID-19 cần dựa trên cơ sở khoa học và điều phối khéo léo, cân xứng mà không ảnh hưởng đến giao lưu và hợp tác thường xuyên giữa người với người, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết.