Thứ Hai, 07/10/2019 11:28

Mỹ: Báo động tình trạng trẻ em khủng hoảng tâm lý sau đại dịch

Tình trạng trẻ em Mỹ mắc chứng lo âu, trầm cảm đã gia tăng từ vài năm nay nhưng những căng thẳng, bất an trong suốt thời gian đại dịch COVID-19 hoành hành đã khiến tình hình thêm trầm trọng.

Cảnh báo sức khỏe tâm thần cho 332 triệu trẻ em liên quan đến COVID-19UNICEF: Bất chấp tình hình dịch, phải giữ trường học mở cửa

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho trẻ em tại Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Giới chuyên gia Mỹ vừa đưa ra cảnh báo về tình trạng trẻ em nước này rơi vào khủng hoảng sức khỏe tâm thần với hàng loạt các trường hợp bị trầm cảm, lo âu, sợ hãi, biếng ăn, đánh lộn và thậm chí tìm đến tự tử.

Hãng tin AP dẫn lời chuyên gia cho rằng ở những khu vực người dân có thu nhập thấp, tình hình khủng hoảng rất nghiêm trọng, thậm chí càng tồi tệ hơn vì các trường học thiếu giáo viên và các chuyên gia tư vấn tâm lý để có thể hỗ trợ kịp thời cho các em.

Tình trạng trẻ em Mỹ mắc chứng lo âu, trầm cảm đã gia tăng từ vài năm nay nhưng những căng thẳng, bất an trong suốt thời gian đại dịch COVID-19 hoành hành đã khiến tình hình thêm trầm trọng.

Đặc biệt, khủng hoảng sức khỏe tâm thần xảy ra với những em vốn đã có tâm lý thiếu ổn định lại bị mất hẳn cơ hội nói chuyện, trao đổi với các chuyên gia tâm lý và không được tham gia các hoạt động ở trường để cân bằng lại tâm lý trong thời gian học trực tuyến gần hai năm qua.

Đối với những trẻ em sống trong các gia đình có vấn đề như bố mẹ nghiện rượu hay có tính bạo lực, việc phải ở nhà học trực tuyến đã khiến các em dường như không có lối thoát. Những em không có điều kiện kết nối Internet thậm chí còn cảm thấy bị cô lập, lạc lõng, bị bỏ rơi hơn nữa.

Số liệu của Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ cho thấy đầu năm 2021, số ca trẻ em gái phải cấp cứu vì các vấn đề tâm lý, thậm chí tìm đến tự tử, tăng 51%, trong khi số ca trẻ em trai tăng 4% so với 2019, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch. Tình trạng trẻ em nhập viện vì rối loạn ăn uống, lo âu, căng thẳng cũng tăng gấp đôi trong cùng thời gian này.

Theo CDC Mỹ, hiện nước này chưa có một hệ thống giám sát toàn diện và riêng biệt về vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em cho nên các gia đình chính là nơi tốt nhất để quan sát, chăm sóc và hỗ trợ trẻ em khi các con gặp phải các vấn đề về tâm lý, tâm thần sau đại dịch trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã và đang gây ra rất nhiều hệ lụy như hiện nay.

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.