Thứ Bảy, 13/10/2018 15:08

Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua (12/4) tuyên bố sẽ tăng cường khả năng phục hồi chuỗi cung ứng chất bán dẫn của nước này trong bối cảnh nguồn cung chip toàn cầu đang thiếu hụt nghiêm trọng, với kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD cho ngành này.

Tình trạng thiếu chip làm ảnh hưởng đến ngành sản xuất ô tô Nhật BảnChi tiêu cho thiết bị sản xuất chất bán dẫn sẽ đạt mức kỷ lục vào năm 2021

Tình trạng khan hiếm chip ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành công nghiệp ô tô và điện tử trên toàn cầu. Ảnh minh họa: Vietnamnet

Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến liên quan đến ngành công nghệ chip và ô tô, Tổng thống Biden cho biết nước Mỹ và nhiều công ty lớn của các nước khác đang đầu tư mạnh mẽ vào các lĩnh vực như chất bán dẫn và pin. Hội nghị có sự tham dự của nhiều giám đốc điều hành từ các công ty của Mỹ, Công ty Điện tử Samsung (Hàn Quốc) và Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan.

Theo Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn (SIA), chính quyền Tổng thống Biden đã và đang đẩy mạnh các lời kêu gọi tạo ra chuỗi cung ứng an toàn cho chất bán dẫn và các khoáng chất quan trọng như đất hiếm, trước lo ngại Mỹ đang phụ thuộc vào Trung Quốc về những mặt hàng này.

Thực tế, tình trạng thiếu chip toàn cầu gần đây đã làm chậm hoạt động của các nhà máy sản xuất ô tô ở Mỹ, dẫn đến nguy cơ ngành sản xuất ô tô và xe tải hạng nhẹ của Mỹ có thể thiếu hụt 1,3 triệu chiếc trong năm nay.

Trước tình hình đó, các nỗ lực để thúc đẩy chuỗi cung ứng chất bán dẫn được cho là sẽ nằm trong chương trình nghị sự trong cuộc gặp trực tiếp của Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật BảnYoshihide Suga vào ngày 16/4 tới tại Nhà Trắng, khi cả hai đều coi vấn đề này là mối đe dọa đối với kinh tế và an ninh quốc gia.

Tuần trước, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói rằng liên minh Mỹ-Nhật là nền tảng của hòa bình, an ninh và thịnh vượng, và đó là "một trong những lý do tại sao chúng tôi đang nỗ lực tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực, bao gồm chuỗi cung ứng".

Theo SIA, tỷ trọng năng lực sản xuất chip toàn cầu tại Mỹ đã giảm từ 37% năm 1990 xuống còn 12% hiện nay. “Sự sụt giảm này phần lớn là do các khoản trợ cấp của chính phủ các đối thủ cạnh tranh, đặt Mỹ vào thế bất lợi về cạnh tranh để có thể thu hút xây dựng mới các cơ sở sản xuất chất bán dẫn”, SIA cho biết, từ đó hoan nghênh lời kêu gọi của Tổng thống Biden về kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD vào nghiên cứu và sản xuất chip bán dẫn.

Đề xuất này nằm trong kế hoạch đầu tư trị giá 2 nghìn tỷ USD nhằm tạo ra hàng triệu việc làm và xây dựng lại cơ sở hạ tầng, được Tổng thống Biden công bố vào cuối tháng 3 vừa qua.

Theo một báo cáo do SIA và Boston Consulting Group công bố, khoảng 75% công suất sản xuất chất bán dẫn toàn cầu tập trung ở Trung Quốc đại lục và các nơi khác ở Đông Á, khu vực vốn chịu nhiều tác động của địa chấn và căng thẳng địa chính trị.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters & Japan Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.