Thứ Hai, 03/07/2017 21:48

Năm 2020: Tăng trưởng GDP thực tế toàn cầu dự kiến đạt 2,5%

Các dự báo vừa được Hãng nghiên cứu IHS Markit công bố cho thấy, tăng trưởng GDP thực tế của thế giới sẽ ở mức 2,5% trong năm 2020, và sau đó tăng nhẹ lên 2,7% vào năm 2021.

Mỹ tuyên bố áp thuế đối với 7,5 tỷ USD hàng hóa châu ÂuTrung Quốc hoãn áp thuế đối với một số hàng hóa của MỹDấu hiệu kém "sáng" của kinh tế châu ÂuIMF: Thương mại Mỹ-Trung có thể giảm tới 70% nếu cuộc chiến leo thang

Khối lượng thương mại hàng hóa tăng sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với các dịch vụ vận tải. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

Cụ thể, khối lượng thương mại hàng hóa thế giới được dự báo sẽ tăng 2,7% trong năm 2020 và tăng 5% vào năm 2021. Trước đó, khối lượng thương mại chỉ tăng 0,6% trong năm 2018 và 0,3% trong năm 2019, lần lượt đạt 13,758 tỷ tấn và 13,804 tỷ tấn.

Theo Hãng nghiên cứu IHS Markit, hiệu suất thương mại yếu hơn trong giai đoạn 2018-2019 phản ánh một số yếu tố, bao gồm căng thẳng thương mại toàn cầu do sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ, tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu hơn đáng kể và mức độ không chắc chắn cao hơn.

Ông Tomasz Brodzicki, chuyên gia kinh tế cao cấp tại IHS Markit nhận định, bất chấp triển vọng tăng trưởng toàn cầu chậm, giá trị thực của thương mại toàn cầu trong cả 2 năm 2020 và 2021 đều được dự báo tăng trưởng, lần lượt đạt 18870,58 tỷ USD và 19794,77 tỷ USD. Điều này có nghĩa là năm 2020 sẽ ghi nhận mức tăng 38% so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng về giá trị thực của thương mại hàng hóa thế giới dự kiến ​​sẽ nhanh hơn vào năm 2020, so với tốc độ chậm đã được ghi nhận trong năm 2019.

Về khối lượng, thương mại hàng hóa thế giới được dự báo sẽ tăng 2,7% trong năm 2020 và 5% vào năm 2021, lần lượt đạt 14175,8 tỷ tấn và 14881,3 tỷ tấn. Mức tăng trưởng này dẫn đến sự mở rộng về nhu cầu đối với các dịch vụ vận tải.

Tính theo khu vực, khối lượng thương mại hàng hóa thế giới cũng có sự thay đổi khá đáng kể. Trong đó, Hãng nghiên cứu IHS Markit dự báo tốc độ tăng trưởng cao nhất sẽ được ghi nhận ở Nam Mỹ và Bắc Mỹ, lần lượt là 2,4% và 2,3%. Tốc độ tăng trưởng thấp nhất đối với khu vực châu Phi, chỉ đạt 0,3%. Ngoài ra, khu vực châu Á được dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng ở mức 3,3%.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ IHS Markit)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

FDI bất động sản thúc đẩy thị trường tăng trưởng bền vững trong dài hạn
FDI bất động sản thúc đẩy thị trường tăng trưởng bền vững trong dài hạn

Bộ Xây dựng dẫn nguồn số liệu báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, nguồn vốn ngoại (FDI) đầu tư vào lĩnh vực bất động sản cả năm 2022 đã tăng thêm 1,85 tỷ USD, tăng hơn 70% so với cả năm 2021 và giữ vị trí thứ 2 trong các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư FDI năm 2022 với tổng vốn đầu tư hơn 4,45 tỷ USD, chiếm 16,1%.

IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN

Ngày 31/1, nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Pierre-Olivier Gourinchas cho biết IMF hạ dự báo tăng trưởng của Singapore và các nền kinh tế Đông Nam Á khác trong năm 2023, do tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm lại sẽ lấn át tác động tích cực từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế.