Chủ Nhật, 05/07/2020 11:01

Nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều tổn thất hơn vào năm 2023

Năm 2022 được cho là năm trở lại của nền kinh tế thế giới sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, năm này lại được đánh dấu bằng một xung đột, lạm phát kỷ lục và các thảm họa liên quan đến khí hậu. Có thể nói rằng, năm 2022 là một năm “đa khủng hoảng”, một thuật ngữ được phổ biến bởi nhà sử học Adam Tooze.

IMF: Kinh tế thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2023Ấn Độ dự báo trở thành nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới trong năm 2023Thế giới dự báo kinh tế Việt Nam: Điểm sáng năm 2023Sự bùng nổ dân số ở châu Phi có thể thúc đẩy nền kinh tế của lục địa và toàn cầuCác nhà lãnh đạo kinh tế APEC ra Tuyên bố chung phục hồi kinh tế

Các nền kinh tế sẽ đối mặt với nhiều thách thức và tổn thất hơn trong năm 2023. Ảnh minh họa: AFP/Báo Tin tức

Trước tình hình này, các chuyên gia nhận định, thế giới cần chuẩn bị sẵn sàng để đón chào một năm 2023 có thể sẽ ảm đạm hơn.

Roel Beetsma, Giáo sư kinh tế vĩ mô tại Đại học Amsterdam cho biết: “Số lượng các cuộc khủng hoảng đã tăng lên từ đầu thế kỷ này. Kể từ Thế chiến thứ hai, chúng ta chưa bao giờ chứng kiên một tình huống phức tạp như vậy”.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2020 do đại dịch COVID-19 gây ra, giá tiêu dùng bắt đầu tăng vào năm 2022, khi các quốc gia thoát khỏi tình trạng phong tỏa và dỡ bỏ nhiều hạn chế khác.

Các ngân hàng trung ương nhấn mạnh rằng, lạm phát cao sẽ chỉ là tạm thời khi các nền kinh tế trở lại bình thường. Tuy nhiên, xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra vào cuối tháng 2 vừa qua đã khiến giá năng lượng và lương thực tăng vọt.

Nhiều quốc gia hiện đang vật lộn với cuộc khủng hoảng về chi phí sinh hoạt do tiền lương không theo kịp lạm phát. Điều này buộc các hộ gia đình phải đưa ra những lựa chọn khó khăn trong chi tiêu.

Được biết, các ngân hàng trung ương đã triển khai nhiều động thái theo sát tình hình, trong đó các ngân hàng bắt đầu tăng lãi suất trong năm nay với nỗ lực chế ngự lạm phát phi mã - có nguy cơ đẩy các quốc gia vào suy thoái sâu sắc, vì lãi suất vay cao hơn đồng nghĩa với việc hoạt động kinh tế chậm lại.

Lạm phát cuối cùng đã bắt đầu chậm lại ở Mỹ và khu vực đồng Euro.

Giá tiêu dùng tại Nhóm 20 quốc gia phát triển và mới nổi dự kiến sẽ đạt 8% trong quý IV/2022, trước khi giảm xuống 5,5% vào năm 2023, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thông tin. Vì vậy, tổ chức khuyến khích các chính phủ cung cấp viện trở để cứu trợ cho các hộ gia đình.

Tại Liên minh châu Âu gồm 27 quốc gia, 674 tỷ Euro đã được dành riêng để bảo vệ người tiêu dùng khỏi giá năng lượng cao, Tổ chức tư vấn Bruegel chia sẻ. Trong đó, Đức, được biết đến là nền kinh tế lớn nhất châu Âu và phụ thuộc nhiều nhất vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga đã đóng góp 264 tỷ Euro trong tổng số đó.

Các nhà kinh tế cho rằng, Đức và một nền kinh tế lớn khác trong khu vực đồng Euro là Italy sẽ rơi vào suy thoái. Nền kinh tế của Anh cũng đã bị thu hẹp. Cơ quan xếp hạng S&P Global dự báo, tình trạng trì trệ của khu vực đồng Euro vào năm 2023 sẽ xảy ra.

Dù vậy, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vẫn kỳ vọng nền kinh tế thế giới sẽ mở rộng vào năm 2023, với mức tăng trưởng 2,7%. Trong khi đó, OECD đang dự báo mức tăng trưởng 2,2%.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp tục tìm kiếm mộ liệt sĩ Mai Thế Diềm
Tiếp tục tìm kiếm mộ liệt sĩ Mai Thế Diềm

Chiều 24/02, Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam đã phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh tiến hành trao đổi thông tin và tìm kiếm mộ liệt sĩ Mai Thế Diềm. Trung tướng Hoàng Khánh Hưng – Chủ tịch Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam chủ trì buổi làm việc.

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.