Thứ Năm, 20/07/2017 15:35

Ngành vận tải toàn cầu cần ít nhất 1.000 tỷ USD để đáp ứng mục tiêu giảm phát thải

Theo một nghiên cứu vừa được công bố hôm nay (20/1), cần có ít nhất 1.000 tỷ USD đầu tư vào công nghệ nhiên liệu mới để ngành vận tải toàn cầu có thể đáp ứng các mục tiêu của Liên Hiệp quốc về việc cắt giảm lượng khí thải carbon vào năm 2050, Reuters đưa tin.

Hướng tới du lịch xanh: Cần hợp tác để giải quyết lượng khí thải từ vận tải du lịchVận tải biển đối mặt yêu cầu cắt giảm phát thải CO2Đức cân nhắc biện pháp kiểm soát khí thải từ xe động cơ diesel

Khoảng 90% thương mại thế giới được vận chuyển bằng đường biển. Ảnh minh hoạ: NDH

Với khoảng 90% thương mại thế giới được vận chuyển bằng đường biển, các đội tàu chuyên chở hàng hoá thải ra 2,2% lượng khí thải CO2 trên toàn cầu và đang đối mặt với áp lực phải giảm lượng khí thải và các loại ô nhiễm khác.

Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đã đặt ra mục tiêu giảm 50% lượng khí thải nhà kính của ngành công nghiệp này vào năm 2050 so với mức khí thải năm 2008. Để đạt được mục tiêu, ngành vận tải cần nhanh chóng phát triển các nhiên liệu phát thải thấp hoặc không có phát thải và thiết kế các loại tàu mới sử dụng công nghệ sạch hơn.

Trong nghiên cứu đầu tiên liên quan đến chi phí, các nhà nghiên cứu ước tính rằng khoản đầu tư tích lũy cần thiết trong khoảng thời gian từ năm 2030 đến 2050 sẽ nằm trong khoảng từ 1.000 tỷ đến 1.400 tỷ USD, tương đương với trung bình từ 50 tỷ - 70 tỷ USD/năm trong vòng 20 năm tới.

Ngoài ra, để ngành vận tải có thể khử carbon hoàn toàn vào năm 2050 đòi hỏi phải đầu tư thêm khoảng 400 tỷ USD trong vòng 20 năm, nâng tổng số tiền lên từ 1.400 tỷ - 1.900 tỷ USD. Theo nghiên cứu, khoảng 87% các khoản đầu tư sẽ cần đổ vào các cơ sở hạ tầng và cơ sở sản xuất trên đất liền sử dụng nhiên liệu carbon thấp, bao gồm các khoản đầu tư vào việc sản xuất nhiên liệu carbon thấp cũng như cơ sở hạ tầng lưu trữ và kho hàng trên đất liền cần thiết cho việc vận chuyển hàng hoá đặc trưng của ngành này. 13% khoản đầu tư còn lại sẽ được đổ vào các đội tàu thuyền nhằm cải tiến máy móc và các kho chứa trên một con tàu chạy bằng nhiên liệu carbon thấp.

Với hơn một thập kỷ đương đầu với điều kiện thị trường khó khăn, ngành vận tải biển cũng đang phải đối mặt với sự rút lui của nhiều ngân hàng châu Âu trong việc cung cấp tài chính, khiến ngành này thiếu hàng chục tỷ USD tiền vốn mỗi năm.                                                 

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả
Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả

Sáng 22/2, Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung, Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế phối hợp các đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) trong thực hiện, giám sát và đánh giá Chương trình Giảm phát thải (ER-P)”.

Khởi động dự án liên quan chương trình giảm phát thải ER-P
Khởi động dự án liên quan chương trình giảm phát thải (ER-P)

Sáng 25/11, Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung Việt Nam, Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế phối hợp các đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức hội thảo khởi động dự án “Thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của cộng đồng dân tộc thiểu số trong thực hiện, giám sát và đánh giá Chương trình Giảm phát thải (ER-P)”.

Phát triển điện khí đối mặt với nhiều khó khăn
Phát triển điện khí đối mặt với nhiều khó khăn

Bên cạnh nguồn năng lượng điện gió ngoài khơi thì điện khí cũng được đánh giá là nguồn điện ổn định, có thời gian hoạt động dài và đặc biệt là nguồn điện cần thiết để chạy nền khi năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Tuy vậy, nhiều ý kiến vẫn cho rằng, loại hình năng lượng này còn gặp nhiều thách thức.