Thứ Bảy, 26/01/2019 15:14

Nhà Trắng cáo buộc Facebook và YouTube lan truyền thông tin sai lệch về vaccine

Không chỉ riêng Facebook, YouTube cũng có tên trong danh sách các nền tảng truyền thông xã hội mà Nhà Trắng cho rằng phải chịu trách nhiệm cho sự lan truyền các thông tin sai lệch đáng báo động về vaccine ngừa COVID-19 và không hành động đủ để ngăn chặn các thông tin này, nguồn tin từ Reuters cho biết.

WHO: “Đại dịch tin giả” gây nguy hại cho vắc-xin ngừa COVID-19COVID-19: Sự thật và tin giả“Tin giả” có thể làm dịch bệnh diễn biến tồi tệ hơnWHO phát động chiến dịch chống lại nguồn tin sai lệch về virus corona

Các nền tảng xã hội như Facebook, Youtube bị chỉ trích vì làm lan truyền thông tin sai lệch về vaccine COVID-19. Ảnh: Nhandan

Những cáo buộc này xuất hiện chỉ một tuần sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ trích Facebook và các công ty truyền thông xã hội khác đang “giết người” vì đã không làm chậm sự lan truyền thông tin sai lệch về vaccine.

Một quan chức chính quyền cấp cao cho biết, một trong những vấn đề chính là “việc thực thi không nhất quán”. YouTube - một đơn vị của Alphabet Inc's Google - và Facebook có thể tự quyết định đâu là những thông tin sai lệch trên nền tảng của mình, nhưng kết quả đã khiến phía Nhà Trắng không hài lòng.

Một số thông tin sai lệch nghiêm trọng về vaccine mà chính quyền Mỹ đang đối mặt gồm thông tin vaccine COVID-19 không hiệu quả, cho rằng vaccine mang vi chip điện tử và làm tổn thương khả năng sinh sản của phụ nữ, vị quan chức này cho biết.

Gần đây, các công ty truyền thông xã hội đang chịu nhiều chỉ trích khi nhiều quan chức đều cho rằng việc lan truyền những đồn thổi sai lệch về vaccine đang khiến việc chống lại đại dịch và bảo vệ người dân trở nên khó khăn hơn.

Một báo cáo gần đây từ Trung tâm chống thù hằn kỹ thuật số (CCDH) cho thấy 12 tài khoản bài trừ vaccine đang phát tán gần 2/3 thông tin sai trái về bài trừ vaccine trên mạng, trong đó có 6 tài khoản vẫn đang đăng tải trên YouTube.

“Chúng tôi muốn mọi người làm nhiều hơn nữa” để hạn chế sự lan truyền thông tin không chính xác từ những tài khoản đó, vị quan chức này nhấn mạnh.

Cuộc chiến chống lại các thông tin sai lệch về vaccine đã trở thành ưu tiên hàng đầu của chính quyền Tổng thống Biden trong thời điểm tốc độ tiêm chủng đã chậm lại đáng kể, bất chấp những rủi ro mà biến thể Delta gây ra, khi người dân ở nhiều nơi trên nước Mỹ bài xích việc tiêm chủng.

Các yêu cầu đối với Facebook và YouTube được đưa ra sau khi Nhà Trắng liên hệ với Facebook, Twitter và Google hồi tháng 2 về việc ngăn chặn thông tin sai lệch về COVID-19, tìm kiếm sự hỗ trợ của các trang mạng xã hội này để ngăn chặn sự lan truyền tin giả.

Theo người phát ngôn của YouTube Elena Hernandez, kể từ tháng 3/2020, công ty này đã xóa hơn 900.000 video chứa thông tin sai lệch về COVID-19 và chấm dứt các kênh YouTube của những người có tên trong báo cáo của CCDH. Bà cho biết các chính sách của công ty dựa trên nội dung của video, thay vì người phát biểu.

YouTube hôm nay (26/7) cũng cho biết sẽ bổ sung thêm nhiều thông tin sức khỏe đáng tin cậy và các tab để người xem nhấp vào.

Trong khi đó, người phát ngôn của Facebook, Kevin McAlister, cho biết công ty này đã loại bỏ hơn 18 triệu mẩu thông tin sai lệch về COVID-19 kể từ khi bắt đầu đại dịch và dữ liệu riêng của họ cho thấy rằng đối với những người ở Mỹ sử dụng nền tảng này, sự do dự về vaccine đã giảm 50% kể từ tháng Giêng và mức độ chấp nhận vaccine được ghi nhận ở mức cao.

Trong một bài đăng trên blog riêng vào thứ 7 tuần trước, Facebook kêu gọi chính quyền ngừng chỉ trích khi đưa ra các động thái đã được công ty thực hiện để khuyến khích người dùng tiêm phòng. Tuy nhiên, giới chức quản lý cho rằng họ không có bất kỳ thước đo nào để kiểm đếm độ thành công của các bài đăng trên blog.

Mối lo ngại rộng rãi của chính quyền Tổng thống Biden là các nền tảng này “không coi trọng điều đó và không có phân tích sâu sắc về những gì đang diễn ra trong nền tảng của họ”.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.