Thứ Sáu, 22/11/2019 06:44

Nhật Bản sửa đổi quy định về đeo khẩu trang trong không gian ngoài trời

Nỗ lực dập tắt sự hiểu lầm của công chúng về việc đeo khẩu trang trong không gian ngoài trời, chính phủ Nhật Bản vừa phát hành một bộ hướng dẫn về khẩu trang vào ngày 20/5, trong đó người dân được phép không đeo khẩu trang khi ở ngoài trời, ngay cả khi đứng cạnh những người khác, miễn là không nói chuyện với nhau.

Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bayHàn Quốc quyết định dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang ngoài trờiMalaysia không yêu cầu xét nghiệm COVID-19 với du khách đã tiêm phòng đầy đủMỹ: Philadelphia quyết định gỡ bỏ quy định đeo khẩu trang trong nhàHàn Quốc bãi bỏ hoàn toàn các biện pháp giãn cách phòng dịch

Người dân Nhật Bản đã luôn giữ thói quen đeo khẩu trang từ trước khi đại dịch bùng phát. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN/Vietnam+

Học sinh mẫu giáo từ 2 tuổi trở lên, những đối tượng được khuyến cáo nên đeo khẩu trang mọi lúc mọi nơi, cũng có thể ra ngoài mà không cần đeo khẩu trang, Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản Shigeyuki Goto cho hay.

“Quan điểm của chúng tôi vẫn cho rằng đeo khẩu trang là một biện pháp rất quan trọng để ngăn chặn khả năng lây nhiễm. Ngoài việc thay đổi chính sách về trẻ em (tức đảo ngược những chính sách đã đưa ra vào thời kỳ tiền đại dịch), chúng tôi chỉ đang làm rõ quan điểm hiện có của mình và đưa điều đó vào văn bản. Chúng tôi nghĩ rằng có thể cân bằng việc bình thường hóa các hoạt động kinh tế và sinh hoạt hằng ngày với chuyện đeo khẩu trang như một biện pháp chống nhiễm bệnh cơ bản”, Bộ trưởng Shigeyuki Goto nhấn mạnh.

Thông tin được đưa ra khi ngày 19/5, các chuyên gia tư vấn cho Bộ Y tế về các biện pháp phòng dịch COVID-19 nêu chi tiết về những trường hợp người dân có thể không đeo khẩu trang.

Bên cạnh việc có thể tháo khẩu trang khi ở không gian ngoài trời, miễn không tương tác nói chuyện với người khác, hành động này vẫn được khuyến khích sử dụng trong không gian trong nhà và trên các phương tiện giao thông công cộng.

“Biến thể Omicron vẫn đang hoành hành và số ca nhiễm hiện vẫn cao hơn mức ghi nhận trong mùa hè năm 2021. Do đó, sự cần thiết tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa cơ bản (chẳng hạn như đeo khẩu trang khi ở trong nhà) vẫn không thay đổi”, Takaji Wakita, Chủ tịch Hội đồng cố vấn kiêm Viện trưởng Viện các bệnh truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản nhận định.

Được biết, không giống như nhiều quốc gia khác, nơi việc đeo khẩu trang là một vấn đề chính trị, phần lớn người dân Nhật Bản đã tuân thủ tốt các yêu cầu của chính phủ về nghiêm túc đeo khẩu trang ở trường học, trên các phương tiện giao thông công cộng và nơi làm việc. Tại xứ sở Mặt trời mọc này, hình ảnh đeo khẩu trang đã rất phổ biến ngay cả trước khi đại dịch xảy ra từ rất lâu, đặc biệt là trong mùa sốt cỏ khô và cúm.

Liên quan đến việc sửa đổi quy định bắt buộc đeo khẩu trang để phòng chống dịch, đặc biệt là chính sách liên quan đến sử dụng khẩu trang cho trẻ em, ông Takaji Wakita đề cập rằng trẻ mẫu giáo không giống như người lớn. Rất khó để mong đợi các em có thể đeo khẩu trang liên tục và không có khe hở để ngăn chặn sự lây lan của virus từ giọt bắn.

Vấn đề xảy ra là các khuyến nghị về đeo khẩu trang cho trẻ em mẫu giáo được đưa ra vào tháng 2, khi Nhật Bản chứng kiến số ca nhiễm tăng cao đỉnh điểm do biến thể Omicron, cũng đã kéo theo nhiều ý kiến trái chiều. Các bác sĩ nhi khoa đã chỉ ra nguy cơ ngạt thở và say nắng, cũng như khả năng đeo khẩu trang khiến trẻ khó đoán nét mặt của bạn, từ đó dẫn đến sự gia tăng về số vụ ẩu đả giữa các em.

Thống đốc Tokyo Yuriko Koike cho biết trong một buổi họp báo, rất nhiều người quan tâm đến chuyện đeo khẩu trang. Chính quyền trung ương nên công bố thông tin về các phát hiện khoa học và cách chúng ta nên sử dụng khẩu trang như thế nào cho thống nhất nhằm hướng đến hiệu quả tối đa trong công tác phòng chống dịch COVID-19 lây lan.

Đan Lê (Lược dịch từ Japan Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu ứng từ chính sách miễn phí giao dịch ngân hàng điện tử
Hiệu ứng từ chính sách miễn phí giao dịch ngân hàng điện tử

“Chuyển khoản nghe”, “quẹt thẻ hí” trở thành câu nói hết sức quen tai trong thời gian gần đây, khi nhiều người dù được coi là “lạc hậu” hay “mù công nghệ” cũng đã dần ‘nhập cuộc” với thói quen thanh toán không dùng tiền mặt.

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

Truyền thông các chính sách bảo hiểm xã hội
Truyền thông các chính sách bảo hiểm xã hội

Nhân kỷ niệm 28 năm Ngày thành lập ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam (16/02/1995- 16/02/2023), ngày 16/2, BHXH tỉnh tổ chức nhiều hoạt động truyền thông thiết thực góp phần tạo động lực, tiền đề thúc đẩy các hoạt động truyền thông chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn.

Thông tin chính sách tác động đến thị trường
Thông tin chính sách tác động đến thị trường

Trong khi doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đang rơi vào khó khăn thì có thông tin Bộ Tài chính đề xuất thực hiện “điều tiết cao đối với căn hộ chung cư có mức giá trên 50 triệu đồng/m2, nhằm góp phần đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập dân cư”.