Thứ Năm, 23/08/2018 16:04

Nhật Bản tăng cường hỗ trợ các nước châu Á phát triển điện khí

Nhật Bản sẽ tăng cường hỗ trợ các nước châu Á chuyển từ việc sử dụng than đá sang khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) để sản xuất điện nhằm giảm lượng khí thải carbon, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp nước này cho biết.

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ thời Biden sẽ trở lại trục châu ÁChâu Á: Thời tiết giá rét khiến giá năng lượng tăng vọtCần số hóa và cải cách kinh doanh nhiều hơn ở khu vực châu ÁThị trường châu Á - Thái Bình Dương khởi sắc hơn trong sáu tháng tớiADB công bố báo cáo thống kê mới nhất cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Nhật Bản kỳ vọng các nước châu Á phát triển thị trường LNG phong phú, đáp ứng nhu cầu cho ngành sản xuất điện của nước này. Ảnh minh họa: TTXVN

Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã tăng gấp đôi ngân sách cho quỹ sáng kiến đầu tư công-tư lên 20 tỷ USD vào năm 2019 để giúp các nước châu Á phát triển các hoạt động khai thác và sản xuất loại khí thiên nhiên này như xây dựng các bến cảng, bể chứa và các cơ sở khác cần thiết cho các hoạt động xuất khẩu LNG.

Nhật Bản cũng kỳ vọng nhu cầu sử dụng LNG thay vì than đá để sản xuất điện của các nước trong khu vực sẽ tăng lên, góp phần đa dạng hóa nguồn cung hơn để đáp ứng nhu cầu của một quốc gia tiêu thụ LNG lớn nhất thế giới này, với gần 40% tổng sản lượng điện được sản xuất từ nguồn nhiên liệu này.

Hiện nay, than đá vẫn là nguồn nhiên liệu chính cho các nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng ở Đông Nam Á, chẳng hạn như Indonesia và Việt Nam, do chi phí thấp. Nhưng LNG chỉ tạo ra khoảng một nửa lượng khí thải carbon dioxide mà than tạo ra khi được đốt để phát điện.

Nếu bảy quốc gia châu Á - Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Thái Lan và Myanmar - chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện sang sử dụng khí hóa lỏng thay vì than, lượng khí thải carbon dioxide sẽ giảm khoảng 864 triệu tấn, tương đương 71% lượng khí thải hằng năm của Nhật Bản, theo số liệu của Bộ Công nghiệp. Đồng thời, sự thay đổi như vậy sẽ tạo ra sự gia tăng nhu cầu về LNG trong khu vực lên 166 triệu tấn/năm, gấp đôi lượng nhập khẩu hàng năm của Nhật Bản.

Nhập khẩu LNG của Nhật Bản tăng mạnh trong bối cảnh nước này dừng sản xuất điện hạt nhân sau cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima Daiichi, gây ra bởi trận động đất và sóng thần kinh hoàng ở phía đông bắc vào tháng 3/2011.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Kyodo News)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người
Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người

Tinh thần cổ vũ cuồng nhiệt tại các giải đấu thể thao, buổi hòa nhạc hay nhạc kịch sắp trở lại tại Nhật Bản khi chính phủ nước này chính thức hạ cấp phân loại dịch COVID-19 từ ngày 8/5 tới, qua đó người hâm mộ sẽ không còn phải kìm nén thể hiện cảm xúc của mình khi tham gia các sự kiện.