Thứ Sáu, 22/05/2020 08:40

Nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây tử vong cao thứ hai trên toàn thế giới

Nhiễm trùng do vi khuẩn là nguyên nhân gây ra số ca tử vong cao thứ hai trên toàn thế giới, chiếm 1/8 tổng số ca tử vong vào năm 2019, ước tính đầu tiên về khả năng gây chết người của vi khuẩn trên quy mô toàn cầu vừa được công bố hôm nay (22/11) cho biết.

Nhiều trường hợp nghi nhiễm Salmonella liên quan chocolate KinderÚc phát cảnh báo trứng nhiễm khuẩn salmonellaLãnh đạo thế giới kêu gọi chia sẻ trách nhiệm ngăn chặn tử vong do thực phẩmMỹ thu hồi 5 triệu cân thịt bò sống khi phát hiện khuẩn salmonellaChâu Âu: Siêu vi khuẩn kháng thuốc khiến 33.000 người tử vong mỗi năm

Nhiễm khuẩn liên quan đến 7,7 triệu ca tử vong trên toàn cầu vào năm 2019. Ảnh minh hoạ: Getty Image

Nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí The Lancet đã xem xét các trường hợp tử vong do 33 mầm bệnh vi khuẩn phổ biến và 11 loại nhiễm trùng trải rộng trên 204 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Các tác nhân gây bệnh do vi khuẩn liên quan đến 7,7 triệu ca tử vong - chiếm 13,6% tổng số ca tử vong trên toàn cầu - vào năm 2019, một năm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, khiến đây trở thành nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ hai, chỉ sau các bệnh tim mạch (bao gồm bệnh tim thiếu máu cục bộ, đột quỵ…), nghiên cứu cho thấy.

Đáng chú ý, khoảng một nửa số ca tử vong vì nhiễm khuẩn đến từ 5 trong số 33 loại vi khuẩn được nghiên cứu, đó là: Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Streptococcus pneumoniae, Klebsiella pneumoniae và Pseudomonas aeruginosa.

S aureus là một loại vi khuẩn phổ biến trên da và lỗ mũi của con người nhưng có thể gây ra một loạt bệnh, trong khi khuẩn E coli thường gây ngộ độc thực phẩm.

Nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ “Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu” (Global Burden of Disease - GBD) - một chương trình nghiên cứu trên quy mô lớn do Quỹ Bill và Melinda Gates tài trợ, với sự tham gia của hàng nghìn nhà nghiên cứu trên khắp thế giới. Đồng tác giả của nghiên cứu lần này - ông Christopher Murray, Giám đốc Viện Đánh giá và Đo lường Sức khỏe có trụ sở tại Mỹ cho biết: “Những dữ liệu mới này lần đầu tiên tiết lộ mức độ đầy đủ của thách thức về sức khỏe cộng đồng toàn cầu do nhiễm khuẩn”.

“Điều quan trọng nhất là đưa những kết quả này vào “tầm ngắm” của các sáng kiến ​​y tế toàn cầu để có thể tiến hành nghiên cứu sâu hơn về những mầm bệnh chết người này, và từ đó, có sự đầu tư thích đáng để giảm số người nhiễm bệnh và tử vong”.

Nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng nghèo đói và khu vực giàu có. Ở châu Phi cận Sahara, ước tính tủng bình có 230 ca tử vong trên 100.000 dân do nhiễm vi khuẩn. Nhưng con số đó đã giảm xuống chỉ còn 52 ca từ vong trên 100.000 dân ở những nơi mà nghiên cứu gọi là “siêu khu vực có thu nhập cao”, bao gồm các quốc gia ở Tây Âu, Bắc Mỹ và Australasia.

Từ kết quả nghiên cứu đó, các tác giả kêu gọi cần tăng cường các khoản tài trợ, bao gồm cả các loại vaccine mới, để giảm thiểu số ca tử vong, đồng thời cảnh báo chống lại “việc sử dụng kháng sinh không chính đáng”.

Dễ dàng hơn, các nhà nghiên cứu cho biết rửa tay là một trong những biện pháp được khuyến nghị để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng.

BẢO NGHI (Lược dịch từ AFP)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

Phân lập chủng xạ khuẩn làm chế phẩm sinh học trị bệnh trên tôm thẻ chân trắng
Phân lập chủng xạ khuẩn làm chế phẩm sinh học trị bệnh trên tôm thẻ chân trắng

Sáng 24/12, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiến hành nghiệm thu kết quả đề tài KHCN cấp cơ sở "Phân lập chủng xạ khuẩn đặc hiệu làm chế phẩm sinh học để hạn chế bệnh do vi khuẩn gây ra trên tôm thẻ chân trắng tại Thừa Thiên Huế" do Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế chủ trì thực hiện và được Quỹ Phát triển KH&CN tài trợ.