Chủ Nhật, 24/05/2020 10:23

Những đóng góp và lợi ích của Ai Cập tại Hội nghị COP27

COP27 đã nêu bật vai trò hàng đầu của Ai Cập tại lục địa này thông qua việc khởi động sáng kiến “Thúc đẩy hành động thích ứng ở châu Phi” do Tổng thống Abdel Fattah El-Sisi phát động.

COP27: Thông qua thỏa thuận khí hậu tổng quát cuối cùngCOP27 sẽ có sự tham dự của khoảng 90 nguyên thủ quốc gia

Các đại biểu tham dự Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27) ở Sharm El-Sheikh, Ai Cập, ngày 11/11/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Bộ trưởng Môi trường Ai Cập Yasmine Fouad ngày 23/11 cho biết quốc gia Bắc Phi này đã đạt được thành tựu đáng kể ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế khi thay mặt châu Phi đăng cai tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27) tại thành phố Sharm El Sheikh từ ngày 6-19/11.

Theo bà Fouad, ở cấp độ quốc tế, Ai Cập đã chứng minh khả năng tổ chức một sự kiện quốc tế tầm cỡ như Hội nghị COP27, cho thấy sự phối hợp hài hòa giữa tất cả các bộ và cơ quan hữu quan trong nước, đồng thời khẳng định tinh thần trách nhiệm của Ai Cập thông qua việc giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, thông qua các phương tiện truyền thông quốc tế tác nghiệp tại COP27, những hình ảnh về một đất nước thân thiện và con người Ai Cập hiếu khách đã được truyền tải tới bạn bè quốc tế.

Bà nói thêm rằng Hội nghị COP27 có sự tham gia của 50.000 cá nhân và nhiều tổ chức chính thức và không chính thức, bao gồm 120 người đứng đầu nhà nước và chính phủ, phó tổng thống, đại diện cấp cao, và nhiều hơn 14.000 người so với Hội nghị COP26. Tại Hội nghị COP27, Ai Cập cũng đã thành công trong việc mở đường cho khu vực tư nhân tiến hành trao đổi carbon tự nguyện để giảm lượng phát thải khí độc hại của họ.

Bà Fouad khẳng định rằng lần đầu tiên trong lịch sử một hội nghị COP, nước chủ nhà đã bổ sung vào chương trình nghị sự các sự kiện bao gồm “Ngày về các giải pháp”, “Ngày về nước” và “Ngày về đa dạng sinh học" đồng thời nhấn mạnh Hội nghị COP27 đã đạt được bước đột phá trong đàm phán về “tổn thất và thiệt hại.”

Ở cấp độ châu Phi, COP27 đã nêu bật vai trò hàng đầu của Ai Cập tại lục địa này thông qua việc khởi động sáng kiến “Thúc đẩy hành động thích ứng ở châu Phi” do Tổng thống Abdel Fattah El-Sisi phát động, sau thành công trong việc nhận được hỗ trợ tài chính từ Mỹ và các nước phát triển.

Ngoài ra, trong khuôn khổ của Kế hoạch khẩn cấp của Mỹ về thích ứng và khả năng phục hồi (PREPARE), Mỹ đã tăng gấp đôi cam kết cho Quỹ Thích ứng lên 100 triệu USD.

Ở cấp độ quốc gia, bà Fouad nói rằng Ai Cập đã thành công trong việc đảm bảo nguồn vốn cho các dự án của mình và ký kết nhiều thỏa thuận trị giá 83 tỷ USD. Bà thông báo rằng đất nước Bắc Phi này sẽ tiếp nhận 25 tỷ USD từ Mỹ nhằm tài trợ cho các Giải pháp dựa vào thiên nhiên (NbS) trong nước.

Ngoài ra, Đức cam kết tài trợ hàng năm 1,5 tỷ USD cho đa dạng sinh học. Chương trình quốc gia về nước, thực phẩm và năng lượng (NWFE) cho đến nay đã nhận được cam kết 10 tỷ USD từ cả các chủ thể nhà nước và phi nhà nước để tài trợ cho giai đoạn chuyển tiếp nhằm biến Ai Cập thành một nền kinh tế xanh.

Bên cạnh đó, Sáng kiến Thích ứng châu Phi (AII), ban đầu được thành lập vào năm 2015, đã nhận được khoản tài trợ trị giá 150 triệu USD.

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á
Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á

Các thị trường trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt với những rủi ro kinh tế do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, với báo cáo của Công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự báo 8 - 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm về năng suất trong bối cảnh nhiệt độ và độ ẩm tăng cao vào năm 2050.