Thứ Tư, 20/05/2020 15:12

COP27: Thông qua thỏa thuận khí hậu tổng quát cuối cùng

Sau các cuộc đàm phán căng thẳng kéo dài suốt đêm, sáng sớm 20/11 (giờ địa phương), Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27), do Ai Cập đăng cai tổ chức tại thành phố Sharm El-Sheikh, đã thông qua thỏa thuận khí hậu tổng quát cuối cùng của COP27 tại phiên toàn thể bế mạc.

Chủ tịch COP27 cảnh báo trở ngại với mục tiêu hạn chế ấm lên toàn cầuCOP27: Mỹ thúc đẩy thế giới hành động chống lại biến đổi khí hậu

Chủ tịch COP27 Sameh Shoukry (phải) cùng các quan chức của Liên Hiệp Quốc tại cuộc họp sau lễ khai mạc Hội nghị COP27 ở Sharm El Sheikh, Ai Cập ngày 6/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngoại trưởng Ai Cập kiêm Chủ tịch COP27 đã gõ búa để biểu thị văn kiện thỏa thuận chính trị của COP27 đã được thông qua bằng sự đồng thuận. Trước đó ít phút, đại diện của các quốc gia đã thông qua điều khoản của thỏa thuận liên quan việc thành lập một quỹ đặc biệt để bù đắp những tổn thất và thiệt hại mà các quốc gia dễ bị tổn thương phải gánh chịu do tác động của sự nóng lên toàn cầu, sau khi Thụy Sĩ yêu cầu cần thêm 30 phút để xem xét kỹ lưỡng bản dự thảo thỏa thuận tổng thể cuối cùng.

Phiên họp toàn thể đã thông qua điều khoản về việc thành lập quỹ "tổn thất và thiệt hại" để giúp các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề của các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra. Nội dung liên quan quỹ "tổn thất và thiệt hại" không nằm trong chương trình nghị sự chính thức ban đầu, song nỗ lực của các nước đang phát triển đã biến đây thành chủ đề được quan tâm nhất tại COP27.

Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính chỉ riêng lũ lụt ở Pakistan đã gây thiệt hại về kinh tế lên tới 30 tỷ USD.     

Theo một nghiên cứu vào năm 2018, tùy thuộc vào mức độ mà thế giới cắt giảm lượng khí thải carbon, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu có thể khiến các nước đang phát triển tổn thất từ 290 -580 tỷ USD/năm vào năm 2030, và từ 1.000-1.800 tỷ USD vào năm 2050.

Theo TTXVN

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều tổn thất hơn vào năm 2023
Nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều tổn thất hơn vào năm 2023

Năm 2022 được cho là năm trở lại của nền kinh tế thế giới sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, năm này lại được đánh dấu bằng một xung đột, lạm phát kỷ lục và các thảm họa liên quan đến khí hậu. Có thể nói rằng, năm 2022 là một năm “đa khủng hoảng”, một thuật ngữ được phổ biến bởi nhà sử học Adam Tooze.

Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á
Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á

Các thị trường trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt với những rủi ro kinh tế do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, với báo cáo của Công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự báo 8 - 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm về năng suất trong bối cảnh nhiệt độ và độ ẩm tăng cao vào năm 2050.