Thứ Sáu, 26/10/2018 20:45

Những vấn đề thiết yếu về chuyển đổi năng lượng hậu COVID-19

Trong thập kỷ qua, quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu đã vượt qua nhiều cột mốc quan trọng. Nhờ sự đổi mới công nghệ, tinh thần kinh doanh và chấp nhận rủi ro của các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp, công suất lắp đặt đối với điện mặt trời hiện đã tăng gấp 7 lần và năng lượng gió trên đất liền tăng gấp 3 lần kể từ năm 2010.

Đại dịch COVID-19 có thể trì hoãn sự phục hồi của nhu cầu năng lượngBối cảnh năng lượng tương lai của ASEAN hậu COVID-19

Quá trình chuyển đổi năng lượng đạt được nhiều thành tựu nhưng vẫn còn nhiều thách thức. Ảnh minh hoạ: SGGP

Tuy nhiên, vẫn còn một chặng đường dài trước mắt. Tính đến năm 2019, 81% nguồn cung cấp năng lượng chính của thế giới vẫn dựa trên nhiên liệu hóa thạch. Chỉ số chuyển đổi năng lượng năm 2021 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) chỉ ra rằng, chỉ 10% trong số 115 quốc gia được phân tích duy trì quỹ đạo đi lên ổn định đối với quá trình chuyển đổi năng lượng. Mặc dù hầu hết các quốc gia đều tiến bộ theo một cách nào đó, nhưng tiến bộ nhất quán vẫn là một thách thức.

Thực tế, các rủi ro đối với quá trình chuyển đổi năng lượng đang có xu hướng phát triển nhanh chóng. Tiến trình chuyển đổi sẽ không chỉ phụ thuộc vào những tiến bộ liên tục của công nghệ mà còn vào việc giải quyết các vấn đề về kinh tế - xã hội và địa chính trị của quá trình chuyển đổi năng lượng.

Chuyển đổi năng lượng cần song hành với tăng trưởng kinh tế

Giải quyết sự cân bằng này được coi là trọng tâm của quá trình chuyển đổi năng lượng. Các nỗ lực phục hồi nhằm giảm thiểu thiệt hại kinh tế từ đại dịch COVID-19 được kỳ vọng là một chất xúc tác thúc đẩy tiến trình chuyển đổi xanh. Hàng nghìn tỷ USD đang được cam kết và chuyển một cách hiệu quả đến các lĩnh vực liên quan đến chuyển đổi năng lượng. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh có thể được xem là một phương tiện mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hơn nữa và tạo việc làm.

Đảm bảo các biện pháp bảo vệ cho những người dễ bị tổn thương nhất

Đại dịch đã làm nổi rõ tác động nghiêm trọng của sự bất bình đẳng, cả về nguy cơ lây nhiễm dịch và tổn thất kinh tế do mất thu nhập và việc làm. Tương tự, tác động của quá trình chuyển đổi năng lượng cũng sẽ không tương xứng với các bộ phận dễ bị tổn thương trong xã hội - ví dụ như những thách thức về khả năng chi trả do cải cách trợ cấp hoặc thuế carbon đối với các tầng lớp người dân.

Giải quyết sự bất bình đẳng nói trên, với cách tiếp cận toàn diện để đánh giá chính sách năng lượng và các quyết định đầu tư, theo đó sẽ có vai trò rất quan trọng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng.

Vẫn tồn tại những thách thức trong hợp tác quốc tế

Những hạn chế trong hợp tác quốc tế vẫn đang tồn tại, và càng bộc lộ rõ hơn trong đại dịch COVID-19. Biến đổi khí hậu, động lực chính của quá trình chuyển đổi năng lượng, đang gây ra tình trạng thiếu lương thực và nước sạch ở nhiều nơi trên thế giới và dự kiến ​​sẽ châm ngòi cho một làn sóng di cư chưa từng có trong tương lai gần, bên cạnh các tác động thương mại và tính cạnh tranh của thuế carbon.

Những vấn đề này chính là phép thử về sức mạnh và tính hiệu quả của hợp tác quốc tế, đòi hỏi sự phát triển của các cơ chế hợp tác mạnh mẽ với tất cả các bên liên quan để giải quyết những thách thức chung trên toàn cầu hiện nay.

TỐ QUYÊN

 (Lược dịch từ The ASEAN Post)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.