Thứ Tư, 21/11/2018 07:13

WHO: Vaccine COVID-19 có thể chống lại tất cả các biến thể

Các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện đang được triển khai trong cuộc chiến với đại dịch ở khu vực châu Âu có khả năng bảo vệ chống lại tất cả các biến thể của virus SARS-CoV-2 đang lưu hành và gây quan ngại.

9 tỷ phú nổi lên nhờ vaccine COVID-19Xuất hiện tình trạng “mất kết nối” giữa các nước do bất bình đẳng về vaccineVaccine ngừa COVID-19 chuẩn Mỹ sắp được xuất khẩu tháng 6 tới

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho một cụ bà ở thành phố Cologne, Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Đó là nhận định vừa được ông Hans Kluge, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu đưa ra ngày 20/5.

Theo ông Hans Kluge, các cơ quan y tế nên tiếp tục cảnh giác với số ca nhiễm COVID-19 gia tăng trong khu vực, do một biến thể xuất hiện ở Ấn Độ gây ra; đồng thời ông cũng nhấn mạnh rằng, các biện pháp tiêm chủng và kiểm soát lây nhiễm sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của biến thể này.

"Tất cả các biến thể của virus COVID-19 đã xuất hiện cho đến nay đều đáp ứng với các loại vaccine đã được phê duyệt sẵn có", Giám đốc WHO khu vực châu Âu khẳng định trong một cuộc họp báo.

Các quốc gia trên khắp khu vực châu Âu đang triển khai vaccine ngừa COVID-19 từ một số nhà sản xuất dược phẩm, bao gồm Pfizer, Moderna, AstraZeneca, và Johnson & Johnson.

Ông Hans Kluge cho hay, kể từ khi biến thể gây quan ngại mới nhất, được gọi là B1617, lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ, biến thể này đã lây lan sang ít nhất 26 quốc gia trong số 53 quốc gia thuộc khu vực châu Âu của WHO, "từ Áo đến Hy Lạp, Israel đến Kyrgyzstan".

Cũng theo Giám đốc WHO khu vực châu Âu, cơ quan này vẫn đang tìm hiểu về loại biến thể mới này; tuy nhiên, nó có thể lây lan nhanh chóng, về lý thuyết, loại biến thể này có thể lây lan nhanh chóng đủ để thay thế vị trí của một biến thể khác, được gọi là B117, lần đầu tiên xuất hiện ở Vương quốc Anh hồi cuối năm ngoái, và kể từ đó đã trở thành phiên bản thống trị của virus SARS-CoV-2 ở châu Âu.

Bên cạnh đó, văn phòng khu vực của WHO lạc quan một cách thận trọng khi nhận thấy dịch bệnh COVID-19 trong khu vực đang sụt giảm. “Chúng ta đang đi đúng hướng, nhưng cần phải chú ý cảnh giác. Ở một số quốc gia, có những ổ lây nhiễm ngày càng tăng, có thể nhanh chóng phát triển thành những đợt tái bùng phát nguy hiểm... Đại dịch vẫn chưa kết thúc", ông Hans Kluge nói thêm.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.