Thứ Hai, 03/12/2018 15:23

Anh, Australia nỗ lực đạt thỏa thuận thương mại trong vài tuần

Cao ủy Vương quốc Anh tại Australia, bà Vicki Treadell ngày 3/6 cho hay, Vương quốc Anh và Australia đã tổ chức một vòng đàm phán khác nhằm tiến tới một thỏa thuận thương mại tự do, khi cả 2 quốc gia đang tìm cách đạt được một thỏa thuận vào giữa tháng 6 này.

Anh bắt đầu quá trình gia nhập CPTPPNgoại trưởng G7 họp mặt tại London chuẩn bị hội nghị thượng đỉnh

Các container hàng hoá được xếp tại cảng Botany, Australia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Được biết, Vương quốc Anh đang theo đuổi một thỏa thuận với Australia, như một trong những trụ cột của chiến lược hậu Brexit, nhằm xây dựng các liên kết thương mại và ngoại giao mạnh mẽ hơn ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Trong tháng 6 này, cả 2 quốc gia tuyên bố đã đạt được sự đồng thuận về phần lớn các vấn đề cho một thỏa thuận, trong đó các ước tính chính thức dự báo có thể bổ sung thêm 500 triệu bảng Anh vào sản lượng kinh tế của Vương quốc Anh trong dài hạn. Tuy nhiên, với một số điểm còn lại, Bộ trưởng Thương mại Anh Liz Truss và người đồng cấp Australia Dan Tehan quyết định tổ chức cuộc đàm phán vào ngày 3/6, bà Vicki Treadell nói thêm.

Trả lời phỏng vấn với các phóng viên tại thủ đô Canberra (Australia), Cao ủy Vương quốc Anh tại Australia nói rằng: “Chúng tôi đang nỗ lực để đạt được một thỏa thuận về nguyên tắc tại cuộc gặp song phương giữa Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Australia Scott Morrison vào ngày 15/6”.

Đáng chú ý, thỏa thuận được đề xuất với Australia là thỏa thuận tiên tiến nhất trong số một số thỏa thuận đang được London theo đuổi.

Trong một động thái liên quan, Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Yasutoshi Nishimura cho biết, các quốc gia thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ngày 2/6 đã nhất trí bắt đầu tiến trình xem xét đơn xin gia nhập của Vương quốc Anh vào hiệp định này.

CPTPP hiện bao gồm 11 quốc gia thành viên là Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, và Việt Nam. Hiệp định này đã được ký kết tại Chile hồi tháng 3/2018, chiếm 13% tổng GDP toàn cầu.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters & Straits Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gỡ điểm nghẽn để thúc đẩy xuất nhập khẩu
Gỡ 'điểm nghẽn' để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Mặc dù thủ tục hành chính ở nhiều bộ ngành liên quan đến thương mại hàng hoá xuyên biên giới đã được cải thiện, tuy nhiên doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn gặp không ít khó khăn khi tuân thủ quy trình.