Thứ Sáu, 28/12/2018 08:47

Đánh giá tác động của RCEP đối với đầu tư nước ngoài

Vào ngày 15/11/2020, sau gần 10 năm đàm phán, các quốc gia thành viên của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 5 nước đối tác bao gồm Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand đã ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (RCEP) với nhiều điều khoản được cam kết đối với cả những lĩnh vực ngoài thương mại.

Thái Lan sẵn sàng mở rộng hợp tác toàn diện cho thế giới hậu đại dịchThái Lan thúc đẩy tiến trình phê chuẩn RCEP lên Ban Thư ký ASEAN"Lãnh đạo mới của Việt Nam thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với Indonesia"Trung Quốc nộp văn kiện phê chuẩn RCEP cho Tổng thư ký ASEANSingapore là nước đầu tiên phê chuẩn hiệp định RCEP

RCEP đem lại nhiều lợi ích cho các quốc gia thành viên. Ảnh minh họa: VTC.vn

Theo nội dung RCEP, trong các cam kết được thống nhất, RCEP cam kết loại bỏ và giảm thuế quan, đơn giản hóa và giảm các hạn chế về quy tắc xuất xứ (ROO) và thủ tục giấy tờ, tự do hóa một số lĩnh vực dịch vụ, cải thiện tiến trình bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IPR) và tạo điều kiện công nhận lẫn nhau về các chứng chỉ chuyên môn cho bác sĩ và luật sư...

Việc ký kết RCEP - được nhiều người mô tả như “người thay đổi cuộc chơi” - đã tạo ra nhiều "hào hứng". Lý do cho sự hào hứng này bao gồm các điều khoản của hiệp định, cũng như sự tham gia của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (trong đó Nhật Bản không có FTA với Trung Quốc hay Hàn Quốc) và việc thống nhất cách thức để đôi bên cùng có lợi của các hiệp định thương mại tự do song phương, khu vực, tiểu vùng, cũng như của các hiệp định đầu tư song phương (BIT) hiện có.

Thúc đẩy sự hào hứng đối với hiệp định RCEP là sự tham gia của 5 trong số 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới tính theo tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thị trường rộng lớn bao phủ 2 tỷ dân và việc RCEP được ký kết ngay vào thời điểm chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng đang ngày càng căng thẳng.

Bất chấp những giới hạn của RCEP, đơn cử như FTA không đề cập nhiều đến nông nghiệp, tiêu chuẩn công nhân, doanh nghiệp nhà nước và trợ cấp, nhiều người vẫn dự đoán rằng RCEP có thể giúp tăng trưởng thương mại hàng trăm tỷ USD, cũng như thúc đẩy GDP của khu vực.

Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) tuyên bố rằng “RCEP có thể thúc đẩy đáng kể FDI trong khu vực”.

Được biết, một yếu tố thúc đẩy dòng vốn FDI cao hơn có thể là việc loại bỏ được những cản trở khác nhau đối với việc thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh tại các quốc gia thành viên của hiệp định.

Các thay đổi đối với quy tắc xuất xứ (ROO) đặc biệt đáng chú ý. Cụ thể, RCEP áp dụng “quy tắc tích lũy”, điều này có nghĩa là tất cả những nước ký kết RCEP được coi là một khu vực kinh tế, từ đó cho phép hàng hóa có xuất xứ từ một quốc gia thành viên, được sử dụng như nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất sản phẩm tại một quốc gia thành viên khác, được coi là có xuất xứ tại nước thành viên thứ hai.

Nói một cách rõ ràng hơn, ví dụ: Bông từ Trung Quốc được làm thành sản phẩm tại Việt Nam sẽ được coi là có xuất xứ tại Việt Nam khi Việt Nam xuất khẩu sản phẩm cuối cùng sang một nước RCEP khác. Điều này sẽ khuyến khích các công ty trong RCEP dành sự quan tâm mới đến những thị trường có chi phí sản xuất thấp hơn như Việt Nam.

Đối với sự hấp dẫn trong đầu tư của RCEP đối với các tập đoàn đa quốc gia, các bên ký kết RCEP sẽ thực hiện nhiều biện pháp liên quan đến việc tạo luận lợi cho đầu tư như nới lỏng các thủ tục hành chính. Ngoài ra, các nhà bình luận cũng kỳ vọng rằng các tập đoàn đa quốc gia trong và ngoài khu vực RCEP sẽ đổ nhiều tiền hơn vào khu vực này để khai thác những cơ hội hấp dẫn được tạo ra từ hội nhập kinh tế ngày càng tăng và hiệu quả tích cực từ sự cạnh tranh gia tăng.

Cuối cùng, RCEP bao gồm một số cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước, mặc dù trọng tâm là sử dụng biện pháp tham vấn hơn là sử dụng các phương án giải quyết bằng tranh chấp đối đầu.

Tất nhiên, vẫn còn quá sớm để đưa ra bất kỳ đánh giá chính xác nào về tác động FDI của RCEP, bởi hiệp định chỉ vừa được ký kết cách đây 1 năm và vẫn còn nhiều nước chưa phê chuẩn hiệp định. Hơn nữa, hoạt động kinh tế toàn cầu - đặc biệt là dòng vốn FDI đã và đang tiếp tục bị gián đoạn nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, giới chuyên gia vẫn bày tỏ tin tưởng rằng những kỳ vọng liên quan đến sự thay đổi mạnh mẽ về khối lượng FDI và các điểm đến đầu tư tiếp theo là những vấn đề cần phải lưu tâm.

Đan Lê (Lược dịch từ The Diplomat)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Philippines phê chuẩn hiệp định RCEP
Philippines phê chuẩn hiệp định RCEP

Tối 21/2, Philippines vừa chính thức phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), với hy vọng hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này có thể giúp Philippines thu hút việc làm tốt hơn, cùng với đó là cung cấp hàng hóa rẻ hơn trong bối cảnh lạm phát cao kỷ lục.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc
Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc

Một tuần sau khi mở cửa hôm 8-1, dịch COVID-19 ở Trung Quốc vẫn là tâm điểm của thế giới sau khi nước này bất ngờ công bố số ca tử vong chính thức do dịch bệnh này trong vòng một tháng qua là 59.938 người.