Thứ Ba, 22/01/2019 09:23

Peru trở thành quốc gia thứ 8 phê chuẩn hiệp định CPTPP

Sau khi được Quốc hội phê chuẩn, chính phủ Peru sẽ thông báo cho các nước nước liên quan và hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực tại Peru trong vòng 60 ngày sau khi hoàn tất thông báo.

Thái Lan: Nhiều tranh luận về kế hoạch tham gia CPTPPAnh bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập Hiệp định CPTPPTận dụng cơ hội từ CPTPPViệt Nam-Canada nỗ lực khai thác hiệu quả CPTPP thời hậu COVID-19

Tổng thống Peru Francisco Sagasti ký thông qua Hiệp định CPTPP. Nguồn: andina.pe

Ngày 21/7, truyền thông Peru cho biết Quốc hội nước này đã chính thức thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với 97 phiếu thuận, qua đó đưa quốc gia Nam Mỹ này trở thành nước thứ 8 phê chuẩn văn kiện này nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc mở rộng các thỏa thuận hợp tác với các thành viên khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Bộ trưởng Ngoại thương và Du lịch Peru Claudia Cornejo đánh giá việc phê chuẩn Hiệp định có ý nghĩa chiến lược, cho phép các doanh nghiệp nước này tiếp cận thị trường của 11 nước thành viên tham gia ký kết CPTPP với tổng dân số trên 500 triệu người, chiếm 13,5% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu.

Theo bà Cornejo, hiệp định thương mại đa phương thế hệ mới này bao gồm cả một số chương đặc biệt liên quan tới hợp tác và hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như các lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ, nghiên cứu, lao động và các vấn đề môi trường.

Sau khi được Quốc hội phê chuẩn, chính phủ Peru sẽ sớm hoàn thành bước tiếp theo là thông báo cho các nước nước liên quan và hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực tại Peru trong vòng 60 ngày sau khi hoàn tất thông báo đó.

CPTPP là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được ký kết ngày 8/3/2018 với 11 nước thành viên tham gia là Australia, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapur và Việt Nam.

Hiệp định này chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia.

Đối với Việt Nam, hiệp định này có hiệu lực từ ngày 14/1/2019./.

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức
Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức

Chiều 23/2, tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ phối hợp với HueIC tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn CHLB Đức tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 16 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các giảng viên chuyên ngành Cơ điện tử tại HueIC.