Thứ Hai, 24/06/2019 17:32

Tiến độ phục hồi của du lịch hàng không toàn cầu vẫn yếu do Omicron

Theo Brendan Sobie, nhà phân tích độc lập tại Sobie Aviation, việc di chuyển bằng đường hàng không trên tuyến quốc tế vẫn sẽ chậm chạp trong tương lai ngắn hạn, nhất là khi sự bất ổn gây ra do biến thể Omicron vẫn còn.

Hàn Quốc thúc đẩy du lịch, công nghệ mới trong năm 2022Bong bóng du lịch Mekong có thể giúp khu vực mở cửa trở lạiBangkok sẽ mở cửa trở lại cho du khách quốc tế vào ngày 15/10Cuba chuẩn bị cho mùa du lịch cao điểmASEAN và Trung Quốc nên thiết lập bong bóng du lịch

Lo ngại dịch bệnh nên nhu cầu đi lại của hành khách vẫn còn hạn chế. Ảnh minh họa: Vietnamnet

Nhà phân tích Brendan Sobie nhận định, biến thể Omicron đã khiến niềm tin của hành khách đối với việc di chuyển giảm hẳn, bởi “mọi thứ đang thay đổi mỗi ngày”.

Cụ thể, tiến trình phục hồi mà chúng ta mong muốn được chứng kiến trong nửa đầu năm 2022 sẽ không diễn ra. Đây là một bước lùi. Vấn đề này xuất hiện bởi chúng ta không hiểu biết quá nhiều về biến thể, đồng thời cũng không biết vấn đề gì đang diễn ra xung quanh.

Trong bối cảnh này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng biến thể đang lây lan nhanh hơn đáng kể so với biến thể Delta và Omicron có thể thay đổi diễn biến của đại dịch.

Hiện tại, biến thể có khả năng lây nhiễm cao đã được phát hiện ở ít nhất 89 quốc gia và buộc một số chính phủ phải áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn để chống dịch trong mùa lễ hội năm nay.

Ngày 22/12 vừa qua, Singapore cho biết sẽ đóng băng việc bán vé cho các chuyến bay không kiểm dịch như một trong số những nỗ lực nhằm hạn chế khả năng "ca nhiễm Omicron mới” vào đất nước.

Chương trình làn đường du lịch đã tiêm chủng của Singapore là chìa khóa quan trọng trong chiến lược “sống chung với COVID” của đất nước. Tuy nhiên, động thái mới đã giáng một đòn mạnh mẽ vào nỗ lực này.

Nhà phân tích Brendan Sobie cho rằng, các hãng hàng không sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ thực tế này. Mọi thứ đang không đi đúng hướng với các hãng hàng không châu Á – Thái Bình Dương. Đó là một năm khó khăn với các hãng vận tải châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là khi nó tồi tệ hơn nhiều so với dự kiến.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Phấn đấu giảm tai nạn giao thông tối thiểu 10 cả 3 tiêu chí
Phấn đấu giảm tai nạn giao thông tối thiểu 10% cả 3 tiêu chí

Sáng 9/2, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác bảo đảm trật tự, ATGT năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. Ông Nguyễn Văn Thắng, UVTW Đảng, Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT), Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia chủ trì hội nghị. Tại đầu cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND Phan Quý Phương dự, chủ trì.

Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc
Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc

Một tuần sau khi mở cửa hôm 8-1, dịch COVID-19 ở Trung Quốc vẫn là tâm điểm của thế giới sau khi nước này bất ngờ công bố số ca tử vong chính thức do dịch bệnh này trong vòng một tháng qua là 59.938 người.

Nhiều mục tiêu đặt ra cho ngành văn hóa, thể thao trong năm 2023
Nhiều mục tiêu đặt ra cho ngành văn hóa, thể thao trong năm 2023

Tiếp tục xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO công nhận Ca Huế là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó là một trong những nhiệm vụ được ngành văn hóa, thể thao nêu bật tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2023 được Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức chiều 11/1.