Thứ Bảy, 13/07/2019 17:39

Mũi tăng cường vaccine AstraZeneca tạo ra mức độ kháng thể cao chống lại Omicron

Hãng dược AstraZeneca hôm nay (13/1) công bố dữ liệu sơ bộ từ một thử nghiệm mà hãng này tiến hành đối với vaccine ngừa COVID-19 của mình, có tên gọi chính thức là Vaxzevria, cho thấy việc tiêm mũi tăng cường của vaccine này tạo ra phản ứng miễn dịch cao hơn, có thể chống lại biến thể Omicron và các biến thể khác, bao gồm Beta, Delta, Alpha và Gamma.

FDA Mỹ cho phép tiêm kết hợp vaccine COVID-19 đối với liều tăng cườngPfizer xin cấp phép tiêm thêm liều vắc xin thứ 3 ngừa COVID-19Moderna gửi đơn yêu cầu EU phê duyệt tiêm tăng cường vaccine COVID-19

Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca có tên gọi chính thức là Vaxzevria. Ảnh: TTXVN

Nhà sản xuất thuốc cho biết, mức độ kháng thể ngày càng tăng được ghi nhận ở những người trước đây đã được tiêm vaccine Vaxzevria hoặc các loại vaccine công nghệ mRNA (như vaccine của Moderna, Pfizer/BioNTech), đồng thời nói thêm rằng sẽ gửi dữ liệu này cho các cơ quan quản lý trên toàn thế giới do nhu cầu cấp thiết về mũi tăng cường.

AstraZeneca đã hợp tác với các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford để phát triển loại vaccine này, và các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm vào tháng trước đã cho thấy một liệu trình tiêm 3 liều Vaxzevria có hiệu quả chống lại biến thể mới Omicron đang lây lan nhanh chóng trên toàn cầu.

Đây là dữ liệu đầu tiên được AstraZeneca công bố từ các thử nghiệm đối với mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 của hãng. Thông tin này củng cố thêm các bằng chứng cho thấy hiệu quả của việc tiêm liều vaccine thứ 3, bất kể loại vaccine được sử dụng trong phát đồ tiêm chủng các mũi cơ bản ban đầu là gì.

“Những nghiên cứu quan trọng này cho thấy rằng liều tăng cường Vaxzevria sau 2 liều ban đầu của cùng loại vaccine, hoặc sau các vaccine mRNA hoặc vaccine bất hoạt (như Vero Cell của Sinopharm), sẽ tăng cường khả năng miễn dịch chống lại COVID-19”, ông Andrew Pollard, trưởng nhóm vaccine của Đại học Oxford cho biết trong một tuyên bố.

Một thử nghiệm lớn của Anh vào tháng 12 cho thấy vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca làm tăng mức độ kháng thể khi được tiêm nhắc lại sau khi tiêm các mũi vaccine ban đầu cùng loại hoặc vaccine của Pfizer. Theo hãng dược này, nồng độ kháng thể trung hòa Omicron được tạo ra sau khi tiêm liều vaccine thứ 3 của AstraZeneca cao hơn lượng kháng thể ở những người đã từng mắc COVID-19 và khỏi bệnh một cách tự nhiên.

Tuy nhiên, nghiên cứu kết luận rằng tiêm mũi tăng cường thứ 3 các loại vaccine công nghệ mRNA do Pfizer/BioNTech và Moderna sản xuất đạt hiệu quả thúc đẩy mức độ kháng thể cao nhất chống lại COVID-19.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.