Thứ Hai, 15/07/2019 07:28

Liên Hiệp quốc: Tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu chậm lại trong năm 2022, 2023

Kết quả báo cáo của Liên Hiệp quốc chỉ ra rằng, nền kinh tế toàn cầu được dự đoán sẽ tăng trưởng 4% vào năm 2022, giảm từ mức 5,5% của năm 2021, sau đó tiếp tục chạm mốc tăng trưởng 3,5% vào năm 2023, trong bối cảnh các đợt dịch COVID-19 mới vẫn tiếp xúc xuất hiện và hoành hành trên khắp thế giới, cộng với đó là thách thức trong thị trường lao động, hạn chế chuỗi cung ứng và lạm phát gia tăng.

IMF: Biến thể Omicron có thể kéo giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầuASEAN: Thúc đẩy phát triển kỹ thuật số để tăng trưởngIMF cảnh báo về triển vọng ảm đạm cho các nền kinh tế đang phát triểnWB: Nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 4% trong năm nayNền kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng 6,4% trong năm 2021

Đối mặt với nhiều thách thức, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trong năm 2022 và năm 2023. Ảnh minh họa: Reuters/Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Cụ thể, báo cáo Triển vọng và Tình hình Kinh tế Thế giới 2022 cho biết, đà tăng trưởng của năm 2021, theo sau mức giảm 3,4% vào năm 2020, bắt đầu chậm lại vào cuối năm nay. Tình hình này xuất hiện ở cả các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, tác động của các kích thích tài chính và tiện tệ giảm dần, cũng như xuất hiện những gián đoạn lớn trong chuỗi cung ứng.

Cùng với đại dịch đang diễn ra, “áp lực lạm phát gia tăng ở các nền kinh tế phát triển và một số các nền kinh tế đang phát triển làm tăng thêm rủi ro cho sự phục hồi. Cụ thể, lạm phát toàn cầu đã tăng lên mức ước tính 5,2% trong năm 2021, cao hơn 2% so với xu hướng của 10 năm trước”, Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp quốc chia sẻ.

Báo cáo cũng cảnh báo rằng, hậu quả lâu dài đang nổi lên của đại dịch COVID-19 làm gia tăng mức độ bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia.

Đối với đại đa số các nước đang phát triển, sự phục hồi hoàn toàn trong GDP bình quân đầu người vẫn sẽ khó nắm bắt. Khoảng cách giữa những gì đạt được và những gì sẽ đạt được nếu không có đại dịch COVID-19 vẫn sẽ tồn tại vào năm 2023.

Ngược lại, so với dự báo trước đại dịch, bình quân đầu người ở các nền kinh tế phát triển dự kiến sẽ gần như phục hồi hoàn toàn vào năm 2023.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

Theo Hãng tin Sputnik, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể thảo luận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, còn được biết đến là thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, trong các cuộc đàm phán ở cấp cao nhất trong tương lai gần. Một nguồn thạo tin cho biết "giữa các nhà lãnh đạo tồn tại mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc
Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc

Một tuần sau khi mở cửa hôm 8-1, dịch COVID-19 ở Trung Quốc vẫn là tâm điểm của thế giới sau khi nước này bất ngờ công bố số ca tử vong chính thức do dịch bệnh này trong vòng một tháng qua là 59.938 người.