Thứ Bảy, 21/09/2019 15:11

Giới khoa học báo động sóng nhiệt ở cả hai cực Trái đất

Các sóng nhiệt đáng kinh ngạc ở cả hai cực Trái đất khiến các nhà khoa học khí hậu phải lên tiếng cảnh báo trước những sự kiện “chưa từng có tiền lệ”. Hiện tượng này báo hiệu sự đảo lộn khí hậu nhanh hơn và đột ngột.

Sông băng nguy hiểm nhất thế giới sắp tan chảy, gây thảm họa với Trái đất?Bí ẩn nằm sau những tảng băng xanh kỳ lạ ở Nam Cực

Một giọt nước chảy ra từ tảng băng đang chảy ở vịnh Nuup Kangerlua, phía tây nam Greenland - Ảnh: THE GUARDIAN

Vào cuối tuần qua, nhiệt độ ở Nam Cực đạt mức kỷ lục 40⁰C, cao hơn mức bình thường một cách đáng kinh ngạc.

Đồng thời, các trạm thời tiết gần cực Bắc cũng ghi nhận dấu hiệu băng tan chảy nhanh, với nhiệt độ hơn 30⁰C, cao hơn mức bình thường.

Theo báo Guardian, các nhà khoa học nhấn mạnh các sự kiện đang diễn ra là "lịch sử", "chưa từng có" và "kịch tính".

Bình thường, vào thời điểm này trong năm, Nam Cực sẽ nhanh chóng lạnh đi sau mùa hè và Bắc Cực chỉ dần dần tăng nhiệt sau mùa đông, khi ngày dài ra.

Hiện nay, cả hai cực xuất hiện trạng thái nóng lên như vậy cùng một lúc là chưa từng có. Nhiệt độ ở các cực tăng nhanh, cảnh báo sự gián đoạn trong hệ thống khí hậu của Trái đất.

Năm 2021, trong chương đầu tiên của Đánh giá toàn diện về khoa học khí hậu, Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cảnh báo: Những tín hiệu nóng lên chưa từng có sẽ dẫn đến một số thay đổi, chẳng hạn như tan chảy ở cực, có thể diễn ra nhanh chóng và không thể đảo ngược.

Khi băng ở hai cực tan chảy, đặc biệt ở Bắc Cực sẽ lộ ra vùng biển tối hấp thụ nhiều nhiệt hơn, làm hành tinh ấm hơn nữa. Phần lớn băng ở Nam Cực bao phủ đất liền và sự tan chảy của nó làm tăng mực nước biển.

Ông Michael Mann, giám đốc Trung tâm Khoa học hệ thống Trái đất tại Đại học Bang Pennsylvania (Mỹ), cho biết thời tiết khắc nghiệt đang được ghi nhận vượt quá dự đoán đến mức đáng lo ngại.

Ông Mann nói: "Bắc Cực và Nam Cực ấm lên là nguyên nhân và sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng là các nguyên nhân gây lo ngại. Những sự kiện này thúc đẩy các quốc gia cần hành động cấp bách".

Các dạng thời tiết mới nhất chưa từng có đã xuất hiện, như các đợt nắng nóng đáng báo động vào năm 2021, đáng chú ý nhất là ở phía tây bắc Thái Bình Dương của Mỹ, nhiệt độ tăng lên gần 50°C.

Ông Mark Maslin, giáo sư khoa học hệ thống Trái đất tại Đại học College London, cho biết: "Tôi và các đồng nghiệp đã bị sốc trước số lượng và mức độ nghiêm trọng của các hiện tượng thời tiết cực đoan vào năm 2021. Bây giờ nhiệt độ đang đạt mức kỷ lục ở Bắc Cực, cho thấy chúng ta đã bước vào một giai đoạn cực đoan mới của biến đổi khí hậu, sớm hơn nhiều so với dự kiến"

Theo Tuoitre

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á
Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á

Các thị trường trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt với những rủi ro kinh tế do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, với báo cáo của Công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự báo 8 - 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm về năng suất trong bối cảnh nhiệt độ và độ ẩm tăng cao vào năm 2050.