Thứ Ba, 08/10/2019 16:54

Các hiệp định RCEP, FTA mang lại nhiều lợi ích cho Campuchia

Quyền Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Campuchia Anthony Gill cho biết, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và các Hiệp định Thương mại Tự do song phương (FTA) sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Campuchia trong tương lai dài hạn.

Trung Quốc ủng hộ ASEAN đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề khu vựcRCEP và FTA hỗ trợ thu hút đầu tư nước ngoài vào Campuchia hậu đại dịchRCEP: Chiến thắng cho một khu vực cởi mởCampuchia cam kết đẩy mạnh vai trò trung tâm của ASEANHàn Quốc và ASEAN đàm phán nâng cấp FTA

Các hiệp định RCEP, FTA mang lại nhiều lợi ích cho Campuchia. Ảnh minh họa: Báo Nhân dân

Được biết, ngoài tham gia ký kết hiệp định RCEP, Campuchia còn có các hiệp định thương mại tự do song phương với Trung Quốc và Hàn Quốc.

Trong đó, RCEP là hiệp định thương mại tự do lớn giữa 10 quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước đối tác FTA bao gồm Trung Quốc, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.

Cả RCEP và FTA Campuchia – Trung Quốc đều có hiệu lực vào ngày 1/1 năm nay, trong khi FTA Campuchia – Hàn Quốc dự kiến sẽ có hiệu lực trong tương lai gần.

Giám đốc Anthony Gill cho rằng, Campuchia đang ở một vị trí rất tốt để mở rộng thương mại với các đối tác láng giềng.

“Các hiệp định thương mại tự do này mang lại rất nhiều lợi ích cho đất nước, bên cạnh việc tạo ra việc làm, đổi mới hơn nữa và đầu tư nhiều hơn. Vì vậy, chúng tôi tin rằng đây là những biện pháp rất tích cực đối với Campuchia”, Giám đốc Anthony Gill phát biểu trong buổi họp báo trực tuyến về việc ra mắt triển vọng kinh tế cho Campuchia năm 2022 của ADB.

Tuy nhiên, vị giám đốc cũng cho rằng, các doanh nghiệp Campuchia thực sự cần tối ưu hóa lợi ích của các hiệp định này, qua đó cố gắng cải thiện môi trường kinh doanh, kỹ năng, cũng như đổi mới và tăng cường khả năng cạnh tranh của họ.

Được công bố trong buổi họp báo, triển vọng đưa ra bởi ADB chỉ ra rằng nền kinh tế Campuchia được dự báo sẽ tăng trưởng 5,3% vào năm 2022 và tăng lên đến 6,5% vào năm 2023 nhờ xuất khẩu hàng hóa mạnh mẽ và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cao.

Đây là kết quả tích cực nhờ việc tiêm phòng rộng rãi chống lại COVID-19 đã cho phép đất nước mở cửa trở lại biên giới cho hoạt động thương mại và du lịch, từ đó thúc đẩy triển vọng kinh tế tích cực cho năm nay và năm 2023.

Nền kinh tế mở cửa trở lại và mức độ bao phủ về tiêm chủng cao sẽ cho phép dần dần phục hồi ngành du lịch, qua đó hỗ trợ nhu cầu về chỗ ở, thực phẩm, phương tiện đi lại và các dịch vụ trực tiếp khác.

Trong một thông tin có liên quan, bên cạnh các đối tác lớn như Trung Quốc và Hàn Quốc, Campuchia và New Zealand cũng mong muốn thúc đẩy hợp tác song phương trong thương mại và đầu tư. Đây là tuyên bố được đưa ra trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Bộ thương mại Campuchia Pan Sorasak và Bộ trưởng Thương mại và tăng trưởng xuất khẩu New Zealand Phil Twyford.

Trong khuôn khổ cuộc họp giữa hai vị lãnh đạo, hai bên đã trao đổi về tiến độ hợp tác kinh tế và thương mại trong khuôn khổ khu vực, thông qua báo cáo tóm tắt về tiến độ của Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Australia/New Zealand (AANZFTA). Đây là một trong những ưu tiên kinh tế khác của Campuchia cho năm 2022, theo mục tiêu chiến lược quan trọng thứ tư của tiến trình toàn cầu hóa ASEAN hướng đến tăng trưởng và phát triển.

Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Hong Vannak của Học viện Hoàng gia Campuchia, khối lượng thương mại song phương Campuchia và New Zealand tuy nhỏ hơn so với các thị trường như Mỹ, châu Âu và Trung Quốc, song New Zealand lại là quốc gia có lượng lớn người dân Campuchia đang sinh sống và làm việc. Cơ chế RCEP có thể hỗ trợ tăng cường quan hệ thương mại song phương giữa hai bên.

Đan Lê (Tổng hợp và lược dịch từ Khmer Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Philippines phê chuẩn hiệp định RCEP
Philippines phê chuẩn hiệp định RCEP

Tối 21/2, Philippines vừa chính thức phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), với hy vọng hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này có thể giúp Philippines thu hút việc làm tốt hơn, cùng với đó là cung cấp hàng hóa rẻ hơn trong bối cảnh lạm phát cao kỷ lục.