Thứ Sáu, 11/10/2019 20:18

Ghi nhận các trường hợp rối loạn tâm thần hậu COVID-19

Khác với căn bệnh về hô hấp lúc đầu, COVID-19 hiện có thể tác động đến hầu hết các bộ phận của cơ thể, bao gồm cả não bộ. Đối với một số người, nhiễm COVID-19 có thể đi kèm với một đợt rối loạn tâm thần hậu COVID-19. Việc phải cách ly, giãn cách xã hội, thực tế quá lâu có thể khiến bệnh nhân và người thân của họ hình thành tâm lý sợ hãi.

Rối loạn sức khỏe tâm thần có thể tiêu tốn 16 nghìn tỷ USD đến năm 2030Bệnh tâm thần: “trở ngại lớn” cho sự phát triển của toàn cầuNgười di cư tị nạn có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tâm thầnChuyên gia khuyến cáo bảo vệ sức khỏe trẻ em hậu COVID-19Mỹ: Báo động tình trạng trẻ em khủng hoảng tâm lý sau đại dịch

Cần phải quan tâm đến chứng rối loạn tâm thần hậu COVID-19 để giúp các bệnh nhân có cuộc sống bình thường sau khi nhiễm bệnh. Ảnh minh họa: Shutterstock/Thanh Niên

Rối loạn tâm thần là một trạng thái đặc trưng bởi những suy nghĩ lẫn lộn, ảo tưởng và ảo giác. Những người bị rối loạn tâm thần có thể phải đấu tranh để phân biệt đâu là thật, đâu là giả. Rối loạn tâm thần xảy ra thành từng “đợt”, có thể kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các báo cáo về chứng rối loạn tâm thần hậu COVID-19 được ghi nhận ở khắp nơi trên thế giới.

Được biết, rối loạn tâm thần hậu COVID-19 khác với chứng rối loạn tâm thần gặp trong các bệnh lý và bệnh não khác.

Những người trải qua chứng rối loạn tâm thần hậu COVID-19 thường ở độ tuổi 30, 40, 50 và đang phải trải qua chứng rối loạn tâm thần lần đầu tiên trong đời. Những bệnh nhân mắc bệnh này thường không có tiền sử bị bệnh trước đây.

Những người trải qua chứng rối loạn tâm thần hậu COVID-19 cũng thường có cái nhìn sâu sắc về cảm giác của mình. Họ có thể nhận ra điều này là không bình thường và một số thứ đã thay đổi trong chính sách họ suy nghĩ về một vấn đề.

Bệnh xuất hiện khi nào

Dựa trên một số lượng nhỏ các báo cáo có được, thời gian bệnh xuất hiện là vài ngày, vài tuần, thậm chí là vài tháng sau khi bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm COVID-19.

Mặc dù các triệu chứng của rối loạn tâm thần hậu COVID-19 có thể đa dạng, nhưng vẫn có một số điểm chung bao gồm: khó ngủ, sau đó là hoang tưởng và xuất hiện ảo giác. Thậm chí một số người hình thành tâm lý buộc phải làm tổn thương bản thân hoặc người khác.

Trong trường hợp bị rối loạn tâm thần hậu COVID-19 đầu tiên, một phụ nữ 36 tuổi, người Mỹ mắc rối loạn tâm thần sau 4 ngày xuất hiện các triệu chứng COVID-19 nhẹ. Bệnh nhân trở nên ảo giác và luôn cho rằng chồng mình đang cố gắng bắt cóc con gái của cô. Cô cũng cho rằng mình bị theo dõi qua điện thoại. Sau nhiều hành động mất kiểm soát, bệnh nhân đã được chuyển đến bệnh viện để theo dõi và điều trị chứng loạn thần. Xuất viện sau 1 tuần, những triệu chứng về ảo tưởng của bệnh nhân đã không tái phát.

Trong một ca bệnh khác, một người đàn ông Bulgaria 43 tuổi bắt đầu có chứng rối loạn tâm thần sau 2 ngày ra viện, sau khi bị COVID-19 nghiêm trọng. Trong đó, nam bệnh nhân tin rằng các bác sĩ đã làm giả hồ sơ và kết quả khi nói rằng bệnh của ông đã khỏi.

Ngoài ra, ông cũng cho rằng mình đã chết và nội tạng của ông đã bị thối rữa. Sau khi mắc chứng rối loạn tâm thần, bệnh nhân trở thành mối đe dọa, nguy hiểm cho gia đình khi ông tin rằng nên giết các thành viên trong gia đình “để giải thoát họ khỏi nỗi đau đang ăn mòn”. Sau 2 tuần điều trị tại bệnh viện, các triệu chứng bệnh của nam bệnh nhân cũng đã khỏi và không tái phát.

Trên đây là hai ví dụ cụ thể. Có nhiều nghiên cứu khác đã báo cáo người bệnh ảo tưởng rằng các bệnh nhân trong bệnh viện là diễn viên và nhân viên y tế đang cố gắng làm hại họ, cũng như nghe thấy giọng nói bằng tiếng nước ngoài, hoặc bệnh nhân được yêu cầu làm một nhiệm vụ vô cùng to lớn, cao cả như giải cứu Trái đất.

Những thay đổi trong não bộ

Nguyên nhân của chứng rối loạn tâm thần hậu COVID-19 vẫn chưa được xác định rõ. Một số nhà khoa học cho rằng đó có thể là do não bị viêm dai dẳng, các tín hiệu bị viêm, bị tổn thương kéo dài trong cơ thể hoặc do có sự thay đổi trong các mạch máu não.

Có bằng chứng mới cho thấy, những vùng não đang trải qua sự thay đổi khi nhiễm COVID-19 thể nhẹ cũng có thể là những vùng thay đổi ở người có nguy cơ, hoặc đang trải qua chứng rối loạn tân thần giai đoạn đầu.

Hiện vẫn cần nghiên cứu thêm về chứng bệnh này.

Trong một thông tin có liên quan, COVID-19 không phải là loại bệnh đầu tiên báo cáo liên quan đến chứng rối loạn tâm thần. Trong đại dịch cúm Tây Ban Nha vào năm 1918, chứng rối loạn tâm thần hậu mắc bệnh cũng đã được ghi nhận.

Có câu hỏi đặt ra là chứng rối loạn tâm thần hậu COVID-19 phổ biến như thế nào?

Các bằng chứng cho đến nay cho thấy rằng bệnh này khá hiếm, xảy ra ở khoảng 0,25% trên tổng số ca nhiễm COVID-19 không phải nhập viện và 0,89% những người phải nhập viện sau khi mắc bệnh.

Do đã có nhiều trường hợp nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới, các báo cáo riêng biệt về chứng rối loạn tâm thần hậu COVID-19 có thể sẽ phổ biến hơn. Những trải nghiệm đáng sợ mà người bệnh có thể trải qua có thể sẽ trở nên phổ biến hơn trên các trang tin tức và trang mạng truyền thông xã hội.

Mặc dù nguy cơ mắc chứng rối loạn tâm thần hậu COVID-19 là thấp, song những người đã từng nhiễm COVID-19 và gia đình họ nên đề phòng những thay đổi đột ngột về hành động, nhân cách, hoang tưởng hoặc ảo tưởng trong những ngày, tuần, tháng của bệnh nhân sau khi nhiễm bệnh.

Nếu xác nhận có những dấu hiệu này, việc tìm đến hỗ trợ y tế là rất quan trọng. Hầu hết các trường hợp rối loạn tâm thần hậu COVID-19 sẽ được điều trị nhanh chóng bằng cách chăm sóc tận tình và sử dụng thuốc.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch
Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch

Đại dịch đã cơ bản được khống chế nhưng kí ức về nó vẫn luôn ám ảnh với mọi người. Với những người thiện nguyện lao vào tâm dịch để giúp đỡ đồng bào đó là những giây phút khó quên và nếu được chọn lại họ vẫn chọn đi theo tiếng gọi con tim, lao vào chỗ hiểm nguy để cứu người.

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.