Thứ Tư, 16/10/2019 12:09

Đông Nam Á cần vượt qua thách thức trong kỷ nguyên hậu COVID-19

Hơn 2 năm kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các quốc gia trên khắp châu Á đang bắt đầu tiến trình phục hồi.

Peru coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong khu vực Đông Nam ÁĐông Nam Á có thể giảm tăng trưởng do OmicronĐông Nam Á: Các nhà kinh tế nâng kỳ vọng về việc tăng lãi suấtRCEP và FTA hỗ trợ thu hút đầu tư nước ngoài vào Campuchia hậu đại dịchXóa rào cản, tăng tốc hòa nhập tài chính trong ASEAN

Xây dựng nền tảng cho một tương lai bền vững hơn sẽ là ưu tiên hàng đầu. Ảnh minh họa: AFP/Dân Việt

Ở Đông Nam Á, tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ đạt 5,1% trong năm nay, tăng cao hơn so với mức 3,2% ghi nhận trong năm 2021. Với 400 triệu người, tương đương 59% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ, nhiều nền kinh tế đang trên đà mở cửa trở lại.

Song cũng cần phải nhấn mạnh rằng, sự lây lan của biến thể Omicron tiếp tục xảy ra, mặc dù chỉ là các trường hợp bệnh nhẹ, song đều có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng. Tại Trung Quốc, các đợt phong tỏa lớn có thể gây ra hậu quả kinh tế nghiêm trọng cho khu vực Đông Nam Á nếu các nhà chức trách không kiểm soát các đợt bùng dịch mới.

Thêm vào đó, sự phục hồi không đồng đều cũng là hậu quả từ xung đột Nga – Ukraine.

Những có sốc do xung đột gây ra đang làm gián đoạn nguồn cung hàng hóa. Các quốc gia châu Á là các nhà nhập khẩu nhiên liệu lớn, bao gồm cả Thái Lan, đang chứng kiến sự sụt giảm thực tế. Các quốc gia nợ nhiều như Lào và phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Việt Nam và Malaysia nhìn chung dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc tài chính và tăng trưởng toàn cầu.

Aaditya Mattoo, nhà kinh tế trưởng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết: “Sự xuất hiện liên tiếp của các cú sốc có nghĩa là nỗi đau kinh tế ngày càng tăng của người dân sẽ phải đối mặt với khả năng tài chính của chính phủ bị thu hẹp”.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cảnh báo, các điều kiện ở Đông Nam Á vẫn còn mong manh và nhiều hộ gia đình vẫn tiếp tục bị thiệt hại nghiêm trọng về thu nhập. Một số yếu tố thúc đẩy tăng trưởng truyền thống như du lịch, vận tải và dịch vụ cá nhân vẫn chưa thể phục hồi sớm.

Số người nghèo cùng cực (tức những người sống dưới 1,90USD/ngày) trong khu vực đã tăng 5,4 triệu người vào năm 2020, trong bối cảnh hoạt động kinh tế suy giảm nghiêm trọng. Vào năm 2021, so với kịch bản không có dịch của năm 2020, ước tính có thêm 4,7 triệu người đã rơi xuống dưới mức nghèo cùng cực.

Bên cạnh đó, đại dịch cũng dẫn đến sự gián đoạn nghiêm trọng của thị trường lao động. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính, so với thời điểm không có dịch, vào năm 2020 có ít hơn 10,6 triệu lao động có việc làm trong khu vực. Tình trạng mất việc đặc biệt nghiêm trọng đối với phụ nữ, thanh niên và người lao động trong các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs).

Tại Indonesia, mặc dù kinh tế cải thiện đáng kể vào năm 2021, suy thoái kinh tế đã làm giảm đầu tư và gia tăng số lượng người nghèo, cũng như lao động thất nghiệp.

Trong khi đó, Philippines đã phải hứng chịu sự gián đoạn lớn trong thị trường lao động, điều này có thể để lại tác động lâu dài. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp đã giảm bớt nhưng vẫn cao hơn so với năm 2019 và nhiều người đang làm việc ít giờ hơn.

Xanh hóa Đông Nam Á

Khi nền kinh tế phục hồi, việc xây dựng nền tảng cho một tương lai bền vững hơn sẽ là ưu tiên hàng đầu. Theo bà Indranee Thurai Rajah, Bộ trưởng Thứ hai về Phát triển Quốc gia và Tài chính Singapore, xanh hóa chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng và tài chính liên quan sẽ là chìa khóa.

Phát biểu tại Hội nghị chuyên đề về Phát triển Đông Nam Á (SEADS) 2022 do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức vào giữa tháng 3, bà Indranee Thurai Rajah nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ cần cùng nhau giải quyết những gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu và duy trì một hệ thống thương mại mở, ổn định và dựa trên quy tắc”. Việc tích hợp các giải pháp xanh trong các giai đoạn khác nhau của chuỗi giá trị hậu cần sẽ không chỉ là cải thiện năng suất, mà còn giảm thiểu lượng khí thải Carbon của khu vực.

Bà cũng nhấn mạnh sự cần thiết của cơ sở hạ tầng xanh để giải quyết các rủi ro khí hậu. “Cơ sở hạ tầng đang và sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng quan trọng của Đông Nam Á. Với các hình thái thời tiết bất lợi hơn đang đe dọa các bờ biển trũng thấp, khu vực này cần xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững và có khả năng chống chịu. Nếu không đầu tư thích đáng vào lĩnh vực này, nhiều khả năng có thể dẫn đến tác động kinh tế nghiêm trọng đến môi trường và xã hội”.

ADB ước tính, mỗi năm, Đông Nam Á cần khoảng 210 tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng để tiếp tục đà tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Mô hình thương mại mới

Các hiệp định thương mại mới cũng có thể giúp tái thiết nền kinh tế Đông Nam Á, nổi bật nhất là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), có hiệu lực vào đầu năm nay.

Nhà Kinh tế trưởng của ADB Albert Park lưu ý, RCEP có tiềm năng tăng cường chuỗi cung ứng trong nội bộ khu vực và tăng cường tính bền vững bởi nó thúc đẩy hơn nữa hội nhập khu vực. Hiệp định giải quyết các vấn đề thông thường, liên quan đến các hoạt động thương mại và đầu tư, với trọng tâm là sự thống nhất về quy định nhằm thúc đẩy một môi trường kinh doanh tốt hơn.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều điều nữa cần phải làm đối với hiệp định, bởi các chính phủ đang giải quyết những vấn đề về thực thi khác nhau, cũng như cần thời gian để thực thi hiệp định một cách hiệu quả.

Trong một ý kiến có liên quan, Cyn-Yong Park, Giám đốc Hợp tác và Hội nhập khu vực của ADB nhận xét, RCEP sẽ tạo nên thu nhập lớn hơn so với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Cả hai hiệp định đều mang lại lợi nhuận “khá đáng kể”, trong đó CPTPP bổ sung thêm ước tính 188 tỷ USD vào thu nhập thế giới, trong khi RCEP tạo ra thêm 263 tỷ USD.

Bên cạnh đó, RCEP sẽ tạo ra 2,6 triệu việc làm mới, cao hơn so với mức 1,5 triệu việc làm CPTPP tạo ra. Trung Quốc sẽ mất đi một số ít việc làm từ CPTPP, song lại có được 1,4 triệu việc làm từ RCEP.

Mexico và Việt Nam sẽ đạt được một số lợi ích từ CPTPP và Việt Nam sẽ chứng kiến nhiều người có việc làm hơn nhờ RCEP.

Cả hai hiệp định đều giảm đến 1/3 rào cản thương mại trong các lĩnh vực sản xuất.

Nhìn chung, RCEP cung cấp động lực quan trọng để xây dựng lại hệ thống thương mại đa phương toàn cầu dựa trên quy tắc và hỗ trợ phục hồi kinh tế trong thời kỳ đại dịch...

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.