Thứ Tư, 04/12/2019 10:54

Nhiều yếu tố đè nặng lên triển vọng tăng trưởng của châu Âu

Theo thông tin đăng tải trên trang Khmer Times, giá cả tăng cao dự kiến sẽ gây ra tác động hạn chế tăng trưởng kinh tế ở châu Âu trong năm nay, với ước tính Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho năm 2022 sẽ giảm trên toàn châu lục.

EU đạt thỏa hiệp về ngân sách Khu vực đồng tiền chung châu ÂuEU có thể áp đặt trừng phạt Italy nếu không đạt thỏa thuận ngân sáchĐức, Pháp đẩy nhanh thỏa thuận cải tổ Khu vực đồng tiền chung châu ÂuĐức tuyên bố sẽ làm tất cả những gì có thể để giúp Hy LạpEU lần thứ hai cắt giảm triển vọng tăng trưởng của Đức

Triển vọng tăng trưởng của khu vực châu Âu bị hạ thấp vì nhiều lý do. Ảnh minh họa: channel4.com/TTXVN/Vietnam+

Cụ thể, giá cả ở châu Âu đã bắt đầu tăng vào cuối năm 2021, chủ yếu là do các vấn đề về chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, khi xung đột giữa Nga và Ukraine bắt đầu vào cuối tháng 2, tác động ngay lập tức được nhìn thấy ở giá năng lượng, gây thêm áp lực ngày càng gia tăng đối với các ngành giao thông, công nghiệp, thực phẩm và hệ thống sưởi.

Giá tiêu dùng ở Khu vực đồng Euro tăng trung bình 8,1% trong tháng 5, mức cao nhất ghi nhận hằng năm, kể từ khi Khu vực đồng tiền chung được thành lập vào năm 1999, Eurostat – Văn phòng thống kê của Liên minh châu Âu (EU) cho hay.

Cũng tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu, chi phí năng lượng cao hơn 39,2% so với một năm trước đó.

Những xu hướng này đang ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của châu Âu, đặc biệt là trong khu vực đồng Euro. Tuần trước, Tổ chức Moody’s đã hạ dự báo tăng trưởng của năm 2022 của khu vực này từ 2,5% xuống còn 2,3%.

Moody’s nhận định, cuộc khủng hoảng ở Ukraine là động lực chính khiến triển vọng tăng trưởng bị hạ thấp.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệp định RCEP sẽ được phê chuẩn hoàn toàn trong tương lai gần
Hiệp định RCEP sẽ được phê chuẩn hoàn toàn trong tương lai gần

Trong khuôn khổ Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO), sự kiện thường niên được tổ chức sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được triển khai, theo các lãnh đạo cơ quan thương mại, hiệp định RCEP, đã có hiệu lực đối với đa số 15 quốc gia thành viên, dự kiến sẽ được phê chuẩn đầy đủ trong tương lai gần.

Tiềm tàng rủi ro trong sự tăng trưởng được thúc đẩy bởi du lịch
Tiềm tàng rủi ro trong sự tăng trưởng được thúc đẩy bởi du lịch

Sự hồi sinh của ngành du lịch được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Thái Bình Dương vào năm 2022 và 2023. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19, cùng với giá cả hàng hóa tăng cao và biến đổi khí hậu đang là những yếu tố tiếp tục tạo nên rủi ro, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết.