Thứ Bảy, 01/02/2020 08:35

Hội nghị AMM-55 có thể đối diện với nhiều khó khăn

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) vào tuần này được nhận định sẽ là một bài kiểm tra về tính trung tâm và cách nhìn nhận về những thách thức chưa từng có trước đây.

Ấn định thời gian tổ chức Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEANIndonesia chủ trì việc xây dựng Khung quy định hành lang đi lại ASEANDấu ấn Hội nghị AMM 53 tại Hà NộiAMM 53 chính thức khai mạc theo hình thức trực tuyếnCác Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kỳ vọng gì vào AMM lần thứ 53?

Hình ảnh lãnh đạo các nước tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54. Ảnh minh họa: TTXVN/Vietnam+

Theo đó, cuộc họp thường niên này phải đối mặt với những vấn đề nhạy cảm và gây chia rẽ, do đó đòi hỏi sự khôn ngoan, cam kết và tầm nhìn xa của khối khu vực đã 55 tuổi này.

Tại cuộc họp sắp tới, các vấn đề bên ngoài sẽ chiếm sự quan tâm lớn nhất của chương trình nghị sự. Ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine, vấn đề của Myanmar và việc Timor Leste đăng ký xét duyệt trở thành thành viên của ASEAN là 3 vấn đề nóng mà ASEAN sẽ dành thời gian thảo luận.

Có thể nói rằng sẽ có rất nhiều điều cần bàn bạc và chú ý khi xem xét về tác động của xung đột giữa Nga và Ukraine. Về mặt ngoại giao, bất chấp những quan điểm khác nhau, các thành viên ASEAN vẫn cố gắng đưa ra 3 tuyên bố chung nhấn mạnh lập trường chung của khối. Trong đó, ASEAN đang kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức, cùng với đó là thúc đẩy đàm phán hòa bình, hỗ trợ hòa bình... ASEAN cũng sẵn sàng hỗ trợ mọi nỗ lực thúc đẩy hòa bình.

Trong trường hợp xung đột tiếp tục kéo dài, ảnh hưởng lớn hơn có thể được cảm nhận trên toàn bộ khối. Được biết, Chủ tịch ASEAN - Campuchia đã mời Nga và các nhà lãnh đạo của nước này tham gia cuộc họp cấp bộ trưởng sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 (AMM-55), cũng như các hội nghị liên quan đến ASEAN.

Một lần nữa cần phải lưu ý rằng, Campuchia, Indonesia và Thái Lan đã cùng nhau ban hành 1 tuyên bố chưa từng có vào đầu tháng 5 về tầm quan trọng của các cuộc họp quốc tế mà các nước đang chủ trì hiện nay. Tuyên bố chung tái khẳng định một cách ngắn gọn rằng “cuộc gặp này” sẽ chia sẻ những điểm chung, mang lại cơ hội duy nhất cho tất cả các nước/nền kinh tế cùng nhau thúc đẩy chương trình nghị sự toàn cầu và khu vực, cũng như cống hiến cho nỗ lực mang lại hòa bình, thịnh vượng, phát triển bền vững và toàn diện cho tất cả dân tộc.

Các nhà lãnh đạo ASEAN hi vọng rằng lời kêu gọi của các nước sẽ được hoan nghênh. Hơn nữa, các nước cũng hi vọng rằng xung đột ở Ukraine sẽ kết thúc càng sớm càng tốt.

Về những vấn đề khác, đơn cử như vấn đề Biển Đông, ASEAN sẽ nhấn mạnh sự cần thiết phải theo đuổi việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, phù hợp với những nguyên tắc được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế. Ngoài ra, ASEAN dự kiến sẽ hoàn thành việc đọc bản thảo đầu tiên lần thứ hai vào cuối năm nay, dưới sự chủ trì của Campuchia. Nếu đúng như vậy, quy tắc ứng xử có thể được hoàn thiện dưới sự chủ trì của Indonesia vào năm tới.

Trong suốt hành trình lịch sử của mình, ASEAN sẽ tiếp tục điều chỉnh và cải thiện tổ chức theo hướng đi lên. Để chuẩn bị cho tương lai, Nhóm đặc nhiệm cấp cao sẽ sớm đệ trình những yếu tố, nội dung chính mong muốn đưa vào Tầm nhìn ASEAN sau năm 2025. Khả năng cao sẽ có một số yếu tố thú vị và bất ngờ cho Tầm nhìn mới của ASEAN. Một số quốc gia cho rằng nên có tầm nhìn 20 năm cho khối khu vực từ năm 2025 - 2045 để sẵn sàng cho những thay đổi tiếp theo của thế giới.

Đan Lê (Lược dịch từ Bangkok Post)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.