Chủ Nhật, 08/03/2020 11:26

Nhiều doanh nghiệp lớn của Nga quan tâm tới thị trường Việt Nam

Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của Nga ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, với lĩnh vực hợp tác đa dạng như năng lượng, dầu khí, sản xuất và nông nghiệp.

Ngoại trưởng Nga có hoạt động gì ở Việt Nam?Sôi động Festival văn hóa Việt Nam trên đất nước NgaViệt Nam - Nga ra tuyên bố chung tầm nhìn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đến 2030Chủ tịch nước kết thúc thành công chuyến thăm chính thức Liên bang Nga

Doanh nghiệp Nga giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng Việt Nam tại Triển lãm Vietbeauty & Cosmobeauté Vietnam 2022. Ảnh: Xuân Anh/TTXVN

Tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông lần thứ 7 năm nay tại thành phố Vladivostok, vùng Viễn Đông của Nga, ban tổ chức đã dành 1 phiên để thảo luận quan hệ kinh doanh giữa Liên bang Nga và Việt Nam.

Các diễn giả tham dự đều bày tỏ lạc quan về triển vọng tăng cường quan hệ hợp tác kinh doanh giữa 2 nước.

Nhiều doanh nghiệp lớn của Liên bang Nga bày tỏ dự định hợp tác kinh doanh với các đối tác Việt Nam và quan tâm tới thị trường Việt Nam.

Sức hút của Việt Nam đó là mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời với Liên bang Nga, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển năng động suốt nhiều năm qua đồng thời Việt Nam cũng là thị trường lớn với 99 triệu dân.

Ông Erkozha Akylbek, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Đồng Udokan, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần USM chuyên về lĩnh vực luyện kim và khai thác mỏ, cho biết mỏ đồng Udokan với trữ lượng 26,7 triệu tấn nằm ở phía Bắc lãnh thổ Ngoại Baikal, cách tuyến đường sắt xuyên Siberia BAM 30km.

Vì vậy, công ty đã lên kế hoạch và định hướng tiêu thụ các thành phẩm của mình tại các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam.

Dự kiến năm 2023, mỏ đồng Udokan sẽ đi vào hoạt động giai đoạn một với công suất 135.000 tấn/năm. Khi giai đoạn 2 khởi động, công suất khai thác sẽ là 400.000 tấn/năm.

Ông Akylbek cũng cho biết mỏ đồng này sẽ ứng dụng các phương pháp khai thác xanh để bảo vệ môi trường vì đây là yếu tố mà nhiều khách hàng quan tâm.

Trong khi đó, ông Oleg Deripaska, doanh nhân nổi tiếng hiện sở hữu nhiều công ty lớn của Nga và là Chủ tịch Hội đồng quản trị Viện Stolypin về tăng trưởng kinh tế, nhận định rằng Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của Nga ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, với lĩnh vực hợp tác đa dạng như năng lượng, dầu khí, sản xuất và nông nghiệp.

Đây là cơ sở tuyệt vời để 2 bên phát triển các mối quan hệ kinh tế bền chặt hơn trong tình hình hiện nay.

Theo ông Deripaska, quy mô và tốc độ phát triển kinh tế khiến Việt Nam trở thành thị trường rất hấp dẫn đối với các sản phẩm của Nga.

Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam đang có nhiều cơ hội tại thị trường Nga với các sản phẩm tính cạnh tranh cao về chất lượng.

Trong khi đó, Nga là 1 trong những nhà cung cấp nguyên liệu thô bền vững hàng đầu trên thế giới - từ năng lượng đến kim loại, polymer….

Đối với Việt Nam, đảm bảo nguồn cung nguyên liệu thô bền vững với lượng khí thải carbon thấp là yếu tố quan trọng để phát triển, đồng thời đạt được mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam cho rằng điện hạt nhân cần được xem xét trong quy hoạch phát triển điện của đất nước trong bối cảnh đất nước đang chuyển đổi xanh.

Nếu Việt Nam quay trở lại kế hoạch phát triển ngành điện hạt nhân, Nga có thể trở thành đối tác quan trọng trong việc cung cấp công nghệ và chuyên môn tiên tiến.

Tuy nhiên, để thúc đẩy quan hệ kinh tế phát triển hiệu quả, Nga và Việt Nam vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết.

Đầu tiên là 2 nước cần phát triển đáng kể mạng lưới cơ sở hạ tầng và hậu cần hiện có. Điều này bao gồm cả việc cải thiện kết nối giữa 2 nước thông qua vận hành các tuyến vận chuyển trực tiếp mới, cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cơ sở hiện có và đơn giản hóa các thủ tục hải quan.

Cả 2 bên cũng sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ thị trường nợ chung. Nếu tất cả các bước cần thiết được thực hiện, 2 nước có thể thúc đẩy đáng kể hợp tác kinh tế và thương mại.

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.

Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy
Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy

Ngày 202/, Ủy ban ASEAN tại Rome (ACR), dưới sự chủ trì của Chủ tịch ACR, Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng đã tổ chức một số cuộc họp với các đối tác quan trọng tại Italy để thảo luận một số đề xuất và dự kiến hợp tác trong thời gian tới.