Thứ Ba, 30/06/2020 08:13

Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á

Các thị trường trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt với những rủi ro kinh tế do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, với báo cáo của Công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự báo 8 - 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm về năng suất trong bối cảnh nhiệt độ và độ ẩm tăng cao vào năm 2050.

ASEAN tổ chức diễn đàn ứng phó với các hiểm họa khí hậuADB: Cơ chế Chuyển đổi Năng lượng đánh dấu những cột mốc quan trọng

Dự án điện gió Nam Bình 1 tại tỉnh Đắk Nông, Việt Nam. Ảnh minh họa: TTXVN

Khi các vấn đề an ninh lương thực và an ninh nước được xem là nan giải đối với kinh tế của khu vực, sự ổn định của khu vực sẽ phụ thuộc vào việc thúc đẩy hành động khí hậu.

Đây là nhận định vừa được ông Jimmy Yam, Phó Chủ tịch phụ trách khu vực Đông Á của Tập đoàn Eaton Electrical đưa ra trong một bài viết trên Tạp chí The Business Times. Được biết, Eaton Electrical là một tập đoàn đa quốc gia chuyên cung cấp các sản phẩm và giải pháp quản lý năng lượng.

Theo đó, việc áp dụng rộng rãi năng lượng tái tạo là một mục tiêu lâu dài của nhiều Chính phủ trong khu vực. Tuy nhiên, hầu hết các thị trường Đông Nam Á vẫn phụ thuộc nhiều vào những hệ thống năng lượng tập trung và truyền thống trong việc cung cấp năng lượng cho các tòa nhà, cũng như các hoạt động.

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng khu vực ước tính sẽ tăng trung bình 3% cho đến năm 2030, điều cấp thiết là cần nhanh chóng đẩy nhanh quá trình sản xuất điện tái tạo bằng cách chuyển sang phi tập trung năng lượng.

Ngoài ra, cải thiện khả năng chi trả và khả năng tiếp cận các nguồn tái tạo là chìa khóa để khử carbon. Dù vậy, việc nhận ra tiềm năng thực sự của các hệ thống năng lượng linh hoạt trong khu vực phụ thuộc vào việc thúc đẩy sự hợp tác của các bên liên quan trong không gian năng lượng. Người tiêu dùng, các Chính phủ, các ngành công nghiệp, những nhà đổi mới sáng tạo và công ty công nghệ cần hợp tác để hiện thực hóa tầm nhìn về các nguồn năng lượng phân tán (DER) và tích hợp thành công năng lượng tái tạo vào Lưới điện ASEAN (APG).

“Thật phấn khởi khi thấy rằng, đã có những bước tiến để đẩy nhanh việc áp dụng lưới năng lượng phi tập trung và thương mại điện năng”, ông Jimmy Yam lưu ý.

Gần đây, Singapore và Lào đã tăng cường hợp tác năng lượng với một biên bản ghi nhớ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai năng lượng tái tạo ở Lào, phát triển lưới điện khu vực nhằm hỗ trợ thương mại điện xuyên biên giới, đồng thời thiết lập các hệ thống đo lường, báo cáo và xác minh năng lượng tái tạo.

Hồi tháng 6 năm nay, Singapore đã bắt đầu nhập khẩu lên tới 100 MW thủy điện từ Lào thông qua Thái Lan và Malaysia, đánh dấu lần nhập khẩu năng lượng tái tạo đầu tiên của Singapore, đây cũng là một cột mốc quan trọng trong lịch sử thương mại điện xuyên biên giới của ASEAN.

Ông Jimmy Yam cũng cho rằng, tuy các sáng kiến về năng lượng tái tạo trong khu vực là một bước đi đúng hướng, việc đẩy nhanh Tầm nhìn Năng lượng ASEAN đòi hỏi việc thực hiện thêm nhiều chính sách khuyến khích áp dụng lưới điện thông minh trên khắp các thị trường.

Trong khi đó, thu hẹp khoảng cách đầu tư cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Khu vực Đông Nam Á vẫn có mức đầu tư năng lượng tái tạo tương đối thấp, và chi phí vốn cao khi thực hiện các giải pháp này.

Bên cạnh những khoản đầu tư tác động (đầu tư với mục tiêu tạo ra tác động xã hội và môi trường) và các khuyến khích tài chính, với khả năng tạo tiền đề cho quá trình chuyển đổi năng lượng của Đông Nam Á, sự thay đổi trong mô hình năng lượng vẫn sẽ cần thiết.

Hơn bao giờ hết, triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế trong thập kỷ vàng của khu vực sẽ dựa vào việc đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi năng lượng. Ngoài việc tăng cường sự hợp tác với các bên liên quan, cải thiện các biện pháp khuyến khích, và tăng tốc đầu tư tác động, cũng cần nỗ lực thay đổi tư duy.

“Bằng cách lấp đầy những khoảng trống trong quá trình khử carbon, chúng ta có thể mở ra những cơ hội mới, qua đó củng cố triển vọng kinh tế của Đông Nam Á và giúp cho quá trình chuyển đổi hướng tới một tương lai bền vững và carbon thấp trở nên dễ dàng hơn”, ông Jimmy Yam khẳng định.

Lê Thảo (Lược dịch từ The Business Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững
Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững

Các quốc gia sẽ xem xét tiến trình hướng đến việc chuyển đổi các hệ thống lương thực trên toàn thế giới tại một hội nghị thượng đỉnh dự kiến sẽ được tổ chức ở thủ đô Rome (Italy) vào tháng 7 này. Đây là thông tin vừa được Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Amina Mohammed và Phó Thủ tướng Italy Antonio Tajani công bố.