Chủ Nhật, 05/07/2020 18:19

Các ngân hàng trung ương sẽ đối mặt với trận chiến chống lạm phát vào năm 2023

Theo thông tin mới trên trang CNA, một số nền kinh tế lớn nhất thế giới và ngân hàng trung ương của các nước này đang phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn trong năm nay là kiềm chế lạm phát thông qua lãi suất cao hơn, nhưng vẫn không gây ra suy thoái kinh tế.

Nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều tổn thất hơn vào năm 2023ECB tin tưởng thành công trong cuộc chiến chống lạm phátẤn Độ dự báo trở thành nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới trong năm 2023Cây thông Noel vẫn đắt hàng tại Mỹ bất chấp lạm phátNhìn lại cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu năm 2022

Đến năm 2023, các nước vẫn sẽ phải đối mặt với lạm phát. Ảnh minh họa: THX/TTXVN/Vietnam+

Và dù muốn hay không, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Anh và các ngân hàng trung ương khác hiện đang bị đẩy vào trung tâm của một cuộc tranh luận có thể đe dọa đến sự độc lập, cũng như khả năng hành động dứt khoát của họ để có thể kiềm chế giá cả tăng cao.

Thách thức lạm phát

Lạm phát cao có lẽ là thách thức lớn nhất mà nền kinh tế thế giới phải đối mặt trong năm tới.

Lạm phát gia tăng nhanh chóng và hiện ở mức cao nhất, hoặc gần bằng mức cao nhất trong nhiều thập kỷ, ghi nhận ở hầu hết các nền kinh tế phát triển như ở Mỹ và châu Âu, khiến mức sống của nhiều quốc gia bị trì trệ hoặc suy giảm. Điều này đặc biệt gây tổn hại cho những người nghèo nhất, những người phải chịu tỷ lệ lạm phát cao hơn so với dân số nói chung, vì họ chi tiêu nhiều hơn thu nhập của mình cho thực phẩm và năng lượng.

Lạm phát tăng mạnh đã khiến các ngân hàng trung ương bất ngờ, sau hai thập kỷ lạm phát thấp và ổn định. Trước tình hình này, các ngân hàng đã phản ứng lại bằng cách mạnh tay tăng lãi suất vào nửa cuối năm 2022, dẫn đầu là Fed. Trong đó, Fed đã nâng lãi suất 4,25% trong thời gian 6 tháng và Ngân hàng Anh, Ngân hàng Trung ương châu Âu và các ngân hàng khác cũng tiếp bước để đối phó với tình hình.

Có thể nói rằng, chiến lược của các ngân hàng dường như đang hiệu quả. Lạm phát ở Mỹ đã chậm lại, trong khi ở Vương quốc Anh và khu vực đồng tiền chung châu Âu, dữ liệu gần đây cho thấy lạm phát có thể đã đạt đỉnh - mặc dù vẫn ở mức cao, khoảng 10% và có thể bắt đầu có xu hướng giảm xuống.

Dù vậy, hành động tăng lãi suất dự kiến vẫn sẽ tiếp tục diễn ra vào năm 2023, dù với tốc độ chậm hơn. Điều này có thể sẽ càng làm mờ đi triển vọng tăng trưởng kinh tế vốn đã có vẻ ảm đạm đối với các nền kinh tế phát triển.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự đoán rằng, vào năm 2023, cả Mỹ và khu vực đồng Euro sẽ chỉ tăng trưởng 0,5%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình lịch sử của họ, trong khi nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức sẽ giảm 0,3%. Tại Anh, Ngân hàng Anh dự đoán rằng nền kinh tế sẽ tiếp tục suy giảm cho đến giữa năm 2024.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử
Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ nhóm họp tại Ấn Độ vào tuần tới để thảo luận về vấn đề nợ đang gia tăng giữa các nước đang phát triển, quy định về tiền điện tử và nỗi lo suy thoái toàn cầu.

Lạm phát và 3 kịch bản điều hành giá
Lạm phát và 3 kịch bản điều hành giá

Năm 2023, kinh tế thế giới dự báo tăng trưởng chậm lại, lạm phát cao tiếp tục kéo dài và khả năng suy thoái ngày càng rõ nét hơn. Vậy áp lực lạm phát nền kinh tế Việt Nam sẽ ra sao?