Thứ Sáu, 07/11/2014 21:30

Chủ nghĩa bảo hộ sẽ không thể ngăn cản thương mại toàn cầu

Mặc dù lo ngại về sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ trong nền kinh tế toàn cầu, nhưng thương mại sẽ tiếp tục được mở rộng và vẫn là một sức mạnh không thể ngăn cản được.Đây là thông điệp quan trọng của các Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ, Pakistan và Indonesia trong một cuộc thảo luận được tổ chức bên lề cuộc họp thường niên lần thứ 50 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa kết thúc ngày 7/5.

Chủ tịch ADB (trái) và các Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ, Indonesia và Pakistan trong cuộc họp tại Yokohama, Nhật Bản. Ảnh: Nikkei

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati ghi nhận rằng, tình trạng nghèo đói toàn cầu đã giảm đáng kể từ năm 1950 vì hầu hết các nước, nhất là các quốc gia Đông Nam Á, đều được hưởng lợi từ thương mại tự do và toàn cầu hóa.

Trong bối cảnh ngày càng nhiều chính trị gia phương Tây theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ và việc Tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Arun Jaitley khẳng định, thương mại toàn cầu sẽ phát triển, bất chấp một số thất bại tạm thời.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Nikkei)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều tổn thất hơn vào năm 2023
Nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều tổn thất hơn vào năm 2023

Năm 2022 được cho là năm trở lại của nền kinh tế thế giới sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, năm này lại được đánh dấu bằng một xung đột, lạm phát kỷ lục và các thảm họa liên quan đến khí hậu. Có thể nói rằng, năm 2022 là một năm “đa khủng hoảng”, một thuật ngữ được phổ biến bởi nhà sử học Adam Tooze.

“Duy trì mặt bằng lãi suất hiện nay là cố gắng lớn”
“Duy trì mặt bằng lãi suất hiện nay là cố gắng lớn”

Theo TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, vì Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vẫn đưa ra tín hiệu sẽ tiếp tục tăng lãi suất năm 2023, nên tại Việt Nam, lãi suất sẽ không thể giảm nhanh được. “Mặt bằng lãi suất duy trì ở mức hiện nay đã là một thành công, một cố gắng rất lớn của hệ thống ngân hàng”, TS Nguyễn Hữu Huân cho biết.

UNCTAD Thương mại toàn cầu giảm tốc trong nửa cuối năm 2022, có nguy cơ kéo sang năm 2023
UNCTAD: Thương mại toàn cầu giảm tốc trong nửa cuối năm 2022, có nguy cơ kéo sang năm 2023

Theo một báo cáo mới vừa được công bố ngày 14/12 của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), tổng giá trị thương mại toàn cầu dự kiến sẽ đạt gần 32.000 tỷ USD trong năm nay, nhưng lạm phát cao đã làm đảo ngược một số thành tựu đạt được trong những tháng gần đây. Theo đó, các nhà phân tích cho rằng, tăng trưởng toàn cầu đã chuyển sang đà “tiêu cực” trong nửa cuối năm 2022.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự báo giảm tốc xuống 2,4 trong năm 2023
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự báo giảm tốc xuống 2,4% trong năm 2023

Nền kinh tế toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng trưởng chậm hơn kỳ vọng ​​khi ước tính sẽ giảm xuống còn 2,4% trong năm 2013, Viện Chính sách Kinh tế Quốc tế Hàn Quốc (KIEP) cho biết ngày 10/11. Theo KIEP, sự giảm tốc này là do tác động của việc thắt chặt tiền tệ mạnh tay ở các nền kinh tế lớn và những rủi ro địa chính trị kéo dài.